Những lưu ý phải biết khi ăn mận để không tự tẩm độc cơ thể mỗi ngày
Thời điểm này, mận đang vào vụ nên khá rẻ, vị lại chua chua ngọt ngọt được lòng rất nhiều chị em. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, mọi người sẽ rất dễ gây hại đến sức khỏe của cả bản thân lẫn người thân, vì mận.
Mận khi còn xanh thì chua mát, khi chín lại có vị ngọt thanh, chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như có thể:
Chống ung thư – Mận là loại trái cây khá giàu chất chống oxy hóa, sắc tố xanh đỏ trong mận là dấu hiện chứng tỏ điều đó. Chính vì thế, chúng có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, không chỉ thế còn trì hoãn sự lão hóa của cơ thể.
Kiểm soát cholesterol – Lượng vitamin C dồi dào trong mận không chỉ giúp cải thiện hấp thụ sắt mà còn có tác dung ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa bên trong các động mạch. Ngoài ra còn giúp ngăn ngừa các bệnh như hen suyễn, các bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp…
Điều hòa huyết áp, bảo vệ tim – Nhờ chứa nguồn vitamin A, beta carotene phong phú nên mận cũng là trợ thủ đắc lực giúp chúng ta phòng chống bệnh thoái hóa điểm vàng.
Ngoài ra, ăn mận còn có thể cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện trí nhớ…
Nhưng người tiêu dùng thì phải luôn sáng suốt, có hai điều mà bất kì ai cũng cần lưu ý khi mua và ăn những quả mận đầy ích lợi này:
1. Lưu ý phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc
Thông thường tại các chợ đầu mối, có tới hàng chục loại mận khác nhau, từ nhiều loại mận Việt Nam (mận tam hoa, mận hậu…) đến mận Trung Quốc. Chưa có nhiều người biết được cách phân biệt chúng, chỉ đến khi mua về mới chán nản phát hiện ra mình đã mua phải mận Trung Quốc không ngon bằng mận Việt, không chỉ thế còn dễ bị hỏng, nẫu ruột. Để tránh tình trạng này, bạn tham khảo ngay một số điểm đặc trưng của các loại mận nhé:
Mận Việt Nam có nhiều loại: mận cơm nhỏ như hòn bi, có vị chua thanh, màu xanh, khi chín có đốm đỏ nhưng bên trong vẫn xanh vàng. Mận tam hoa, mận máu, khi chín bên ngoài màu đỏ có phủ một lớp như phấn trắng trên vỏ, bên trong quả mận có màu tím đỏ, ăn giòn, quả chín có vị ngọt, pha lẫn vị chua. Mận hậu thì vỏ màu xanh, sờ mềm, ruột màu vàng, ăn có vị chua hơn. Ngoài ra còn có mận thép, có kích thước giống mận cơm nhưng mận thép khá chua, và chỉ thường dùng làm mứt.
Loại mận đen tím bầm của Trung Quốc thường có kích thước to như trứng gà, bên trong có màu vàng, mọng nước, vị ngọt đậm. Loại mận này thường bị đội lốt dưới cái tên mận Sapa khiến nhiều người nhầm lẫn.
Mận Trung Quốc loại bình thường có vỏ bóng, màu hơi vàng có phấn trắng, ăn vào thấy giòn, vị ngọt, khi ăn thì hạt sẽ tách rời và không dính thịt như mận Việt Nam. Ngoài ra, một đặc điểm khác thường thấy nữa là mận Trung Quốc dễ bị nẫu ruột sau thời gian ngắn, rất nhanh hỏng chứ không bảo quản được trong thời gian dài như mận Việt Nam.
2. Những ai không nên ăn mận?
Những người bị sỏi thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn mận vì trong mận có nhiều chất oxalate sẽ làm ức chế việc hấp thụ canxi, gây kết tủa trong thận, dẫn đến hình thành sỏi nhỏ hoặc thậm chí là rất lớn trong bàng quang;
Phụ nữ mang thai cũng được khuyên không nên ăn mận quá nhiều vì có thể sinh phát ban, gây hại cho cả bà mẹ và thai nhi;
Một số người có tiền sử bệnh khác, như tiểu đường, cũng không nên ăn mận đã chín vì chất đường có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, do mận có chất chua, nếu ăn quá nhiều có thể làm ê buốt chân răng, đặc biệt đối với trẻ em; và cũng giống như chanh, mận là loại trái cây có tính axit cao nên tuyệt đối không ăn vào lúc đói.
Mận là một loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng kể cả khi đã chọn được mận “xịn”, bảo đảm chất lượng thì bạn vẫn chỉ nên ăn vừa phải (không quá 10 quả/ngày), nếu không thì sẽ cực kì hại cho cơ thể. Và hãy nhớ trước khi ăn thì phải rửa mận kỹ càng, ngâm trong muối loãng từ 15 – 20 phút để đảm bảo an toàn vệ sinh nhé!
Tổng hợp
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.