4 sai lầm khi ăn mì tôm chống ngán nhiều người mắc gây hại cho sức khỏe
Mì tôm là món ăn được nhiều người ưu thích nhưng lại là thực phẩm nghèo giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, nếu thường xuyên ăn và ăn không đúng cách sẽ gây ra những tác hại đáng sợ cho sức khỏe.
Món mì ăn liền là món ăn được nhiều người ưa thích, không chỉ ngon miệng mà còn chế biến nhanh.
Thao tác nhanh nhất thường là cho mì vào nước sôi, cho đầy đủ gia vị vào nồi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn. Hoặc khi bận hơn, chúng ta chỉ cho mì vào bát hoặc để mì trong cốc mỳ sẵn, rồi cho đầy đủ gia vị, đổ nước sôi, đậy nắp chờ trong khoảng 3 -5 phút là ăn. Đây là cách làm không đúng bởi nó gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo các chuyên gia, sợi mì ăn liền khi vào cơ thể cần mất 4 – 5 giờ này mới tiêu hóa hết được vì nó được phủ bởi một lớp sáp. Đây là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mỳ này không dễ gì phân hủy.
4 sai lầm khi ăn mì tôm cần tránh
Không ăn mì thay cho bữa sáng
Không thể phủ nhận rằng mì tôm cho bữa sáng rất tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên, như vậy lại không hề tốt cho sức vì chỉ mì không sẽ không đủ năng lượng khiến bạn không thể tập trung và luôn có cảm giác mệt mỏi dẫn đến hiệu suất công việc không tốt. Tốt nhất, nếu ăn mì cần cho thêm các thực phẩm khác như thịt, trứng, rau củ, giá đỗ… để bữa sáng được đủ chất.
Không ăn quá 3 lần/tuần
Ăn quá nhiều mì tôm nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng chính là những hậu quả đầu tiên của việc bạn ăn mì quá thường xuyên.
Ăn nhiều mì tôm đồng nghĩa với việc bạn ăn nhiều Carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao. Từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…
Ngoài ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều mì tôm thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày, tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Tốt nhất không ăn mì quá 3 lần/tuần.
Không ăn mì tôm sống
Mì tôm được xem là loại thực phẩm nghèo giá trị dinh dưỡng, việc nấu chín mì tôm cũng không làm mì tôm dễ tiêu hoá hơn hay tăng giá trị dinh dưỡng, nhưng khi ăn sống thì tác hại mì tôm còn tệ hơn.
Được biết, trước khi đóng gói và đến tay người tiêu dùng, sợi mì tôm đã được chiên qua dầu nên chứa rất nhiều chất béo khó tiêu hóa. Khi ăn sống vào lại càng khó tiêu hơn. Vì vậy, để hạn chế tác hại của mì thì nên nấu chín trước khi ăn.
Không ăn trước khi ngủ
Mì tôm tiêu hóa chậm, nếu ăn trước khi ngủ, năng lượng trong mì không được tiêu hóa kịp và sẽ tích tụ tạo thành mỡ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Đối với những bạn hay đói vào ban đêm thì tốt nhất nên trữ sẵn những thực phẩm an toàn và lành mạnh như sữa, chuối, trứng, hạnh nhân, rau củ… Hạn chế tối đa việc ăn mì tôm tối để không gây hại sức khỏe.
Cách chế biến mì theo khoa học
– Bước 1: Đun sôi nước cùng mì tôm. Bước này là bước bạn trần qua mì tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Bạn hãy, đợi khi các sợi mì rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát.
– Bước 2: Tiếp tục đun sôi một nồi nước mới rồi đổ phần mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát. Sau đó, bạn cho gói gia vị mì vào. Còn nếu muốn ăn mì khô, bạn có thể bỏ nước mì đi và trộn mì với các gói gia vị như bình thường.
– Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh… thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mì.
Trên đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách không hại cho sức khỏe vừa ngon, vừa không gây hại cho cơ thể. Bây giờ các bạn có thể yên tâm khi ăn mì thường xuyên rồi.
Nguồn: Eva
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.