TopTit.Com

Vì sao trứng vịt lộn phải ăn kèm rau răm, nhiều người đỏ mặt khi biết nguyên do đằng sau

3

Trứng vịt lộn không chỉ là món ăn nhẹ, “ăn cho vui miệng” như nhiều người thường nghĩ.

Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, lipid, canxi, các vitamin nhóm A, B, C, sắt, photpho, cholesterol,…Vì vậy, trứng vịt lộn là món ngon giúp bồi bổ cơ thể, dưỡng huyết, chữa suy nhược, chóng mặt,…

Ngoài ra, không thể không kể đến một tác dụng đặc biệt của trứng vịt lộn, đó chính là tăng cường sinh lý. Cũng bởi trứng vịt lộn giúp cường dương nên phải ăn kèm rau răm, vì rau răm sẽ giảm bớt ham muốn tình dục.

Đây là một sự kết hợp mang lại cân bằng cho cơ thể. Một là, trứng vịt lộn nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol nấu trong máu, có nguy cơ mang đến các bệnh tim mạch và huyết áp, đồng thời đẩy ham muốn tình dục lên cao. Hai là, rau răm có tính ấm, mang hương vị cay nồng, giúp sáng mắt, tiêu thực, ấm bụng, sát trùng, chống lạnh bụng và đầy hơi. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều rau răm sẽ sinh nóng rét và giảm khả năng tình dục ở nam giới. Từ đó, trứng vịt lộn nên ăn cùng rau răm để dung hòa và cân bằng.

Vì sao trứng vịt lộn phải ăn kèm rau răm, nhiều người đỏ mặt khi biết nguyên do đằng sau

Lượng rau răm và gừng phù hợp cho 1 lần ăn tối đa hai trứng vịt lộn là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ cùng 5g rau răm tươi.

Vì tác dụng cường dương, đã từ lâu trứng vịt lộn được coi là bài thuốc tăng cường sinh lý hữu hiệu, giúp cơ thể dưỡng huyết, mau trưởng thành. Tuy nhiên, vì trứng vịt lộn chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol nên dễ gây khó tiêu. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì sẽ dễ bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng.

Trứng vịt lộn rau răm không nên ăn nhiều?

Rau răm và gừng có tính nóng, bởi vậy khi ăn trứng vịt lộn, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau răm cùng gừng bởi sẽ có nguy cơ gây sảy thai.

Người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn/tuần. Nếu cần bồi bổ trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ trong quá trình dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm,… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI.

Trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện trong khi đó trứng vịt lộn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ gây rối loạn tiêu hóa, khóa tiêu, có hại cho sức khỏe.

Còn đối với trẻ em từ 5 tuổi trở lên, chỉ nên ăn ½ quả mỗi lần, ăn từ 1 – 2 lần/tuần. Ăn nhiều sẽ khiến trẻ bị vàng da, cũng như quá trình hình thành xương, do trong trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin A.

Bora (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.