TopTit.Com

Vì sao năm nay nên làm lễ cúng Táo quân vào 22 tháng Chạp?

1

Lễ cúng Táo quân năm nay phù hợp vào ngày 22 tháng Chạp. Tất nhiên, đây là quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm linh, còn với các gia đình thì tuỳ điều kiện thực tế, không nên quá khắt khe.

Lễ hóa thần hồng là gì?

Theo ông Tam Nguyên (chuyên gia tư vấn phong thủy cao cấp, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên), lễ hoá thần hồng ngày nay nhiều gia đình không biết là lễ gì.

Ông Nguyên cho hay, lễ hóa thần hồng là dịp lễ mang toàn bộ vàng mã trên ban thờ, những bùa, phù chú bình an – tài lộc, thái tuế phù, lệnh bài, tranh ảnh có ghi niên hiệu của năm cũ xuống và hóa hết. 2 khối vàng hoa xanh – đỏ (1000 vàng mỗi loại), và những cành vàng lá ngọc, vàng nén, vàng lá… đặt trên ban thờ gia tiên cũng xin phép dỡ xuống và hóa hết. Những đồ thờ cúng không dùng đến cũng được thay mới, hoặc hóa, thả ra sông, hồ.

Nói chung, tất cả những cái gì liên quan tới niên hiệu năm cũ đều được bỏ ra hóa vàng dịp lễ này.

Vì sao năm nay nên làm lễ cúng Táo quân vào 22 tháng Chạp?

Để làm lễ này, trước khi gỡ bỏ những thứ trên xuống các cụ xưa thường làm lễ tạ thần – với ý nghĩa là tạ ơn các vị thần năm cũ trước khi các ngài chuẩn bị mãn nhiệm kỳ, để gia chủ chuẩn bị cung nghinh vị thần Thái tuế đương niên mới.

Lễ này cũng là tạ ơn các vị thần năm qua đã gia tăng thêm tài lộc, giúp đỡ cho gia đình cả năm qua để tai ách không đến, gia đạo bình an, sức khỏe tốt.

Theo tính toán của ông Tam Nguyên, lễ hóa thần hồng tùy điều kiện và thời gian của từng gia đình mà làm cho phù hợp, nhưng tốt nhất có thể làm từ ngày 10, 13, 19, 21 tháng Chạp. Nếu hóa còn sót có thể tới lễ Táo quân hóa nốt.

Lễ hoán thần hồng chỉ làm trong tháng 12 âm lịch.

Vì sao năm nay nên làm lễ cúng Táo quân vào 22 tháng Chạp?

Lễ cúng Táo quân

Có niềm tin rằng, vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ cúng Táo quân, với ý nghĩa tiễn Táo ông ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Ngày nay mọi người gọi đơn giản là lễ Táo quân,chính là lễ tạ ơn 3 vị Táo quân – mà trong văn khấn ta hay đọc là “ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân” là vị đứng thứ hai trong bài văn khấn.

Táo quân là những vị thần cai quản bếp lửa trong nhà, mọi việc trong nhà từ hòa khí, giàu có, vui vẻ, tật bệnh… đều từ bếp mà ra.

Lễ vật cúng Táo quân gồm:

– 3 bộ áo, mũ, hia Táo quân (2 nam, 1 nữ).

– Đồ vàng mã thoi, giấy hóa theo (với vàng mã cũ).

– Cá chép phóng sinh.

– Mâm cỗ mặn.

Lễ cúng Táo quân ở miền Nam nhà nào cũng có ban thờ trên bếp, khi cúng Táo trong bếp thường bật bếp để cúng, với ý nghĩa no ấm. Nhưng ở miền Bắc thường cúng lễ ở ban thờ gia tiên để tạ ơn cả thần linh và các Táo quân.

Ông Tam Nguyên khuyên: Lễ cúng Táo quân năm nay nên làm vào ngày 22 tháng Chạp, bởi ngày 23 tháng Chạp là đúng ngày cúng Táo quân vào ngày Đinh Mùi của tháng Sửu – xung nhau. Do đó người dân nên cúng Táo quân vào ngày Bính Ngọ 22 tháng Chạp (trước 1 ngày).

Giờ tốt để làm lễ cúng Táo quân vào giờ Tị (9-11 giờ), và giờ Dậu (17-19 giờ). Những chủ lễ không hợp ngày Bính Ngọ thì cúng Táo quân đúng ngày 23 tháng Chạp. Giờ tốt để làm lễ là: Giờ Tị (9-11 giờ) và giờ Ngọ (11-13 giờ).

Sau khi cúng Táo quân xong, các Táo đã lên chầu trời thì từ đó tới 30 Tết gia chủ bao sái (dọn) ban thờ bằng nước sạch, nước ngũ vị hương, bày biện đồ cúng lễ mới lên ban thờ để chuẩn bị đón Tết.

Hiện nay nhiều gia đình đã ghép lễ hoán thần hồng và lễ cúng Táo quân được ghép chung là một lễ, và làm cùng trong một ngày cúng Táo quân.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.