Vì sao loài người mê món cay?
Khảo sát trực tuyến hồi đầu năm 2015 được công bố bởi một Công ty chuyên sản xuất gia vị ở Hoa Kỳ (Kalsec) thực hiện với 1300 người độ tuổi từ 18 trở lên cho thấy rằng 56% trong số này chí ít mỗi tuần dùng món cay một lần. Cứ 4 người thì có 1 người đã trở nên ăn món cay thường xuyên hơn so với năm ngoái. Về mức độ chịu cay thì sao? Có đến 61% thích món ăn có độ cay từ trung bình cho đến cay nhiều và trong 5 người thì 2 người nhất trí rằng món ăn có một chút vị cay thì sẽ ngon miệng hơn. Điều gì đã làm cho loài người yêu thích vị cay đến vậy?
Theo kết quả nghiên cứu của Kalsec: trong 5 người thì có 2 người nhất trí món ăn cay sẽ ngon miệng hơn
John Hayes, GĐ của Trung tâm Đánh giá giác quan (Sensory Evaluation Center) của ĐH Pensylvania cho rằng những người không thích thức ăn cay lại chính là những người nhạy cảm nhất đối với cảm giác cay. Các nghiên cứu cũng khám phá ra rằng càng thường xuyên dùng các món cay, người ta lại càng yêu thích vị cay bởi con người có xu hướng thích những gì mình quen thuộc. Trên thực tế nếu chúng ta có thói quen cho tương ớt vào món ăn thì càng ăn thường xuyên, ta sẽ càng trở nên “miễn nhiễm” với vị cay và càng muốn nhiều hơn nữa chất capsaicine có trong ớt để tìm kiếm cảm giác cay ngon miệng quen thuộc. Tuy nhiên điều này vẫn chỉ mới giải thích vì sao người ta thích ăn cay nhiều hơn chứ chưa thật sự lí giải điều gì đã làm cho con người thích ăn cay.
2 nhà nghiên cứu Hayes and Byrnes cho rằng nguyên nhân thích ăn cay nằm ở trong tố chất của mỗi người. Theo đó, những người mê khám phá, thích phiêu lưu, ưa phim hành động thì “khoái” Sriracha (một loại ớt cay phổ biến trên thế giới) gấp 6 lần so với thông thường. Bản chất của niềm yêu thích vị cay ở 2 phái cũng có sự khác nhau. Phụ nữ mê món cay vì cảm thấy bị hấp dẫn bởi chính hương vị của nó còn đàn ông thì xuất phát điểm của việc làm này được cho là để trông ấn tượng hơn. Các nhà chuyên môn cũng cho rằng người mê món cay là những người có khuynh hướng liều lĩnh hơn so với người không thích vị cay. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến thói quen và sở thích ăn cay là “văn hóa”. Nền văn hóa nào gần gũi với các món ăn cay thì người dân ở đó cũng tự nhiên thích các món cay nhiều hơn. Đây là sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với con người, không hẳn liên quan đến tố chất của người đó. Vào những năm 1970 khi nghiên cứu thói quen ăn cay ở trẻ nhỏ Mexico, Rozin đã kết luận rằng ăn cay là một sự học theo.
Ở Việt Nam ta, các món cay cũng khá được ưa thích. Tuy không đến mức “nhà nhà ăn cay, người người ăn cay” như một vài xứ sở trên thế giới thế nhưng có thể nói rằng tương ớt là một loại gia vị phổ biến và hầu như không thể thiếu trong tủ bếp của nhiều gia đình. Theo Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, GĐ Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: “Vai trò chính của gia vị là làm cho thức ăn ngon hơn, hấp dẫn chúng ta về mặt cảm quan. Khi món ăn ngon hơn, chúng ta ăn uống tốt hơn và rõ ràng là cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của mình. Gia vị còn làm cho quá trình chuyển hóa chất tốt hơn.”
Ớt cũng là loại gia vị góp phần làm cho quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể tốt hơn
Để phục vụ cho những người “yêu ớt”, nhiều nhà sản xuất thực phẩm cũng đã vào cuộc, trong mùa Tết Bính Thân năm nay, có vẻ như mặt hàng tương ớt VIFON được giới thiệu “giữ trọn hương vị ớt tươi tự nhiên” đang được khá nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Ớt là một loại gia vị có giá trị dinh dưỡng cao – chuyên gia dinh dưỡng Đỗ Thị Ngọc Diệp nhấn mạnh. Trên 100gr thực phẩm ăn được, vitamin C ở trong ớt đáp ứng tới 240% nhu cầu vitamin C trong 1 ngày của con người. Trong ớt cũng có hàm lượng vitamin A khá cao, lên đến 30% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày. Ớt còn có vitamin nhóm B, đặc biệt là B6 và B1 hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất bột, đường trong cơ thể. Có nhiều loại chất khoáng, như: đồng, Selene và Kali là những chất có vai trò bảo vệ, hỗ trợ tim mạch. Điểm đặc biệt của ớt là có chứa hoạt chất capsaicin có tính kháng khuẩn cao, chống lại các yếu tố sinh ung thư, giúp bảo vệ hệ tim mạch. Capsaicin còn có thể làm giảm cholesterol có trọng lượng phân tử thấp (HDL – cholesterol), tức là loại mỡ không tốt cho sức khỏe. Ớt còn có nhiều Beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào. Bác sĩ Diệp cho biết.
Tương ớt VIFON giữ trọn hương vị ớt tươi tự nhiên
Có giá trị dinh dưỡng cao và làm cho con người yêu thích, ớt cùng với những chế phẩm từ ớt đến nay vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục đào sâu vào những vấn đề về khẩu vị của con người nói chung và phản ứng đối với vị cay nói riêng. Câu trả lời cho việc “vì sao loài người mê món cay” có thể vẫn còn nhiều điều thú vị chưa được khám phá thế nhưng chắc chắn rằng, dù ở thời đại nào đi chăng nữa, thưởng thức cảm giác “bốc hỏa” với ớt hay tương ớt VIFON sẽ luôn là một trong những thú vui ẩm thực khó cưỡng của nhiều người.
AT
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.