TopTit.Com

Từ A đến Z công thức và cách làm mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đầy đặn, vừa ngon mắt vừa ngon miệng

2

Bánh tro, cơm rượu nếp, thịt vịt,… là những món không thể thiếu trong mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt.

Từ A đến Z công thức và cách làm mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đầy đặn, vừa ngon mắt vừa ngon miệng

Tết Đoan Ngọ vào ngày 05/05 âm lịch hàng năm còn được gọi là tết diệt sâu bọ. Đây là một ngày Tết truyền thống phổ biến ở những nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Theo quan niệm của ông cha ta vào ngày này, người dân phát động tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Vào ngày tết Đoan Ngọ các gia đình thành kính dâng hương dâng hoa, chuẩn bị vật phẩm cúng gia tiên, lòng thành tâm hướng đến những điều tốt đẹp. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

Hoa quả theo mùa và theo vùng

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến các loại trái cây chín mọng ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ như vải, mận, đào, xoài, chôm chôm. Hoa quả được lựa chọn chủ yếu là các loại quả mùa hè tươi ngon có vị chua thơm nức.

Ở miền Bắc theo mùa bạn có thể chọn mua các loại hoa quả như mận, vải, đào, dưa hấu, dứa,… để cúng Tết. 

Từ A đến Z công thức và cách làm mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đầy đặn, vừa ngon mắt vừa ngon miệng

Bánh tro

Bánh tro là là một món ăn luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Đây món ăn dân dã được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro đốt sau đó đem gói trong lá chuối và luộc chín. Nguyên liệu dễ kiếm nhưng cách làm lại khá cầu kỳ. Bánh gio được rất nhiều người yêu thích bởi màu sắc hấp dẫn, hương thơm đặc trưng của cây vườn và vị thanh mát tan ngay trong miệng.

Từ A đến Z công thức và cách làm mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đầy đặn, vừa ngon mắt vừa ngon miệng

Rượu nếp

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người thường ăn cơm nếp cẩm được nấu hoặc lên men cùng với rượu. Theo y học cổ truyền, cơm rượu có vị ngọt, tác dụng bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm.

Cách làm rượu nếp:

Từ A đến Z công thức và cách làm mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đầy đặn, vừa ngon mắt vừa ngon miệng

Nguyên liệu:

– 1kg gạo nếp 

– 1 cái men ủ

Cách làm:

– Sơ chế nguyên liệu: Gạo nếp đãi sạch rồi ngâm nước khoảng 1 giờ, sau đó cho vào nồi cơm điện nấu chín.

– Múc cơm ra mâm hoặc mẹt dàn đều cho cơm nhanh nguội dần.

– Men rượu giã nhuyễn rồi cho vào cái rây, rây bỏ hết trấu còn dính vào men hoặc bỏ những cục to. Khi sờ thấy cơm chỉ còn hơi âm ấm là rắc men được, sau đó rắc men vào cơm và trộn đều.

– Lót lá chuối khô vào nồi hoặc vại rồi múc cơm đã trộn men vào, đậy bằng lớp lá chuối khô trên mặt rồi đậy vung ủ vào thúng. Sau 2 đến 5 ngày thấy cơm rượu bắt đầu có mùi thơm thì dùng đũa đảo đều. Lúc này cơm đã lên men mềm, có mùi thơm là ăn được.

Chè trôi nước

Theo quan niệm dân gian, chè trôi nước được làm từ gạo nếp nên món ăn này cũng có khả năng diệt sâu bọ tốt. Chè trôi nước không chỉ là một món ăn có vị thanh mát, ngon miệng mà còn là nét đặc trưng trong ẩm thực truyền thống người Việt. 

Từ A đến Z công thức và cách làm mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đầy đặn, vừa ngon mắt vừa ngon miệng

Cách làm chè trôi nước:

Nguyên liệu

– 400g bột nếp

– 200g đậu xanh đãi vỏ

– 4 muỗng canh dầu

– 1 nhánh gừng nhỏ

– 300g đường nâu

– 10g gừng bào lát mỏng

– 20g muối, 50g mè

– 100ml nước cốt dừa, lá dứa

Cách làm:

– Đậu xanh nấu chín, dùng chày giã nát, trộn vào ít đường. Dùng 350gr bột nếp cho 300ml nước sôi để nguội bớt vào trộn đều.

– Dùng tay nhồi bột mịn cho đến khi bột không dính tay là được. Chia phần bột làm những phần bằng nhau, vo tròn, ấn dẹt, mỏng sau đó cho 3 muỗng nhân đậu xanh vào giữa, gói kín.

– Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng. Nấu đường với 400ml nước cho tan đường. Thả gừng lát vào nấu thêm 5 phút nữa. Vớt trôi nước thả vào nồi nước đường, nấu sôi nhẹ khoảng 10 – 15 phút cho trôi nước thấm đường canh đến khi trôi nước nổi lên mặt nước là được, tắt bếp.

– Mè rang chung với ít muối cho vàng thơm. Nước cốt dừa hòa tan với 1 muỗng canh bột năng pha loãng nấu trên lửa vừa cho sền sệt nêm tí muối và đường vào, tắt bếp. Khi ăn rắc mè lên, dọn với nước cốt dừa, khi ăn chan lên ăn kèm.

Thịt vịt

Theo quan niệm từ xưa, ngày 5/5 Âm lịch thường là ngày nóng nực nên mọi người ăn thịt vịt vì vịt có tính hàn. Bên cạnh đó thịt vịt còn được cho là có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Nguyên liệu:

– 1 con vịt nặng khoảng 2 – 2,5 kg

– Gừng tươi: 2 củ

– Hành khô: 1 củ

– Giấm gạo, rượu trắng

Từ A đến Z công thức và cách làm mâm cỗ Tết Đoan Ngọ đầy đặn, vừa ngon mắt vừa ngon miệng

Cách làm:

–  Sơ chế nguyên liệu: Vịt rửa sạch, sau đó dùng muối hạt chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.

– Luộc vịt: Bạn bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi, cho vào đó 1 củ gừng đập dập, hoặc 1 củ hành khô nướng, hoặc 1 củ gừng nướng.

– Khi luộc vịt, bạn không nên để lửa lớn, nước vừa sôi thì hạ lửa nhỏ, luộc trong khoảng 20 – 30 phút cho vịt chín từ từ. Luộc vịt trong khoảng 20 phút, bạn lấy đũa xiên vào đùi vịt, nếu thấy nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín bên trong. Vớt ra, để nguội bớt rồi chặt nhỏ. xếp ra đĩa.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.