TopTit.Com

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

1

Cháo lòng Hà Nội được xem là một trong những món ăn quen thuộc mà người dân cực kỳ mê thích, không chỉ có đấng mày râu, chị em phụ nữ mà cả tầng lớp học sinh, sinh viên và trẻ nhỏ. Sự kết hợp của nước dùng được nấu từ nước luộc lòng hay xương heo đã tạo nên độ ngọt làm chinh phục vị giác của mọi thực khách.

Ở Hà Nội không khó để tìm được quán cháo lòng nhưng để tìm được quán ăn ngon, bạn đừng bỏ qua quán cháo lòng ở chân cầu vượt Trần Khát Chân – một trong 10 địa chỉ cháo lòng ngon nhất ở Hà Nội.

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Cháo lòng Trần Khát Chân.

Quán này nằm ngay chân cầu vượt giao với lối rẽ sang Kim Ngưu. Vì diện tích bên ngoài chỉ có hơn chục m2 và chiếc biển treo đã ngả màu khó nhìn nên nhiều người sẽ khó tìm được quán nếu không tinh ý.

Quán khá rộng rãi và sạch sẽ, chỗ làm đồ được đặt ở trong căn nhà mặt đường, đi sâu vào trong là khu ngồi của khách.

Thực đơn ở đây chỉ có duy nhất 2 món: cháo và lòng. Buổi trưa bán thêm cả bún và đậu cho dân văn phòng ăn. Thông thường mọi người đến sẽ gọi một đĩa lòng, một bát cháo hoặc một bát cháo lòng. Chủ quán sẽ mang đồ phù hợp dành cho số lượng người ăn. Nếu gọi ăn lòng và cháo riêng, bạn sẽ được lựa chọn gia vị chấm mắm tôm, nước mắt, xì dầu, muối ớt,… tùy ý. Tuy nhiên mọi người đến đây thường gọi mắm tôm để thưởng thức đúng vị nhất.

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Không gian làm đồ cho khách ở ngay mặt đường, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy.

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Không gian quán rộng rãi và rất sạch sẽ.

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Bát cháo không to ụ.

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Phần ăn dành cho 1 người khiến ai cũng phải no căng bụng.

Phải nói cháo ở đây đặc sánh, gạo được ninh nhừ, nở bung thơm ngon từ nước luộc lòng. Một bát cháo giá 10 nghìn đầy ụ một người có thể ăn no căng bụng trước khi ra về.

Gan, lòng, tràng, cuống họng được luộc vừa tới, ăn giòn, đặc biệt tràng và lòng non được luộc trắng phau, thơm ngọt. Nếu không thích ăn luộc, mọi người có thể gọi lòng rán vàng ươm vô cùng bắt mắt, thơm ngậy, chấm với mắm tôm ngon hết ý.

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Bát cháo lòng ở đây rất đầy đặn.

Bát cháo lòng ở đây được đánh giá khá chất, đầy đặn. Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng gan, dồi, lòng non, dạ dày, thịt dải,… ở đây cũng giống như chỗ khác nhưng không hiểu sao khi tất cả nguyên liệu được quyện vào với cháo lại rất vừa vặn, không hề bị cảm thấy rời rạc. Chính điều đó làm nên sự đặc biệt, thu hút thực khách đến với quán suốt hơn 30 năm nay.

Được biết, quán được mở từ 5h sáng đến 14h chiều. Giá một bát cháo không khoảng 10 nghìn/ bát, đĩa lòng một người ăn khoảng 50 nghìn và bát cháo lòng full topping giá chỉ 25 nghìn.

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm

Nguyên liệu vô cùng hấp dẫn.

Theo cô Lê Thị Dung (62 tuổi, chủ quán) chia sẻ, năm 1996 vợ chồng cô sau khi nghỉ về chế độ đã quyết định mở quán cháo lòng này để mưu sinh cuộc sống, nuôi 2 con trai, một đứa lên 10 tuổi còn một đứa mới 2 tuổi.

Nghề này là của bà ngoại bán từ những năm 80 truyền lại nên vợ chồng cô không gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa nguyên liệu làm cháo lòng đơn giản, chỉ có gạo và lòng nên thời gian đầu bán ở vỉa hè quán cô vẫn tấp nập khách.

Thời điểm ngày xưa, không có quán như bây giờ, vợ chồng cô chỉ bày biện vài bộ bàn ghế đặt ở ngoài vỉa hè. Những lúc đông khác, gia đình cô phải thuê vỉa hè của mấy nhà gần bên để phục vụ khách đến ăn.

Lòng luộc và rán thơm ngon, bắt mắt.

Cháo lòng là món ăn của dân nhậu, những người đi chơi khuya về nên nói là 5h mở cửa hàng nhưng 3h khi dậy chuẩn bị làm đồ phục vụ cô đã có khách đến ăn rồi. Thậm chí, ngày xưa 4-5h khách đến quán cô tấp nập, phục vụ không kịp tay.

“Ngày xưa tôi chỉ bán buổi sáng đến 9h là hết hàng, 4-5h sáng đông kín tất cả bàn nhựa. Mỗi ngày bán hết hơn 100kg lòng. Ngày nào, tôi phải dậy từ 3h sáng làm đồ. Vì không mua cả con, không mua xô bồ nên tôi chọn được hàng chuẩn, có mối quen đảm bảo bảo đến giờ là oto chuyển lòng từ lò mổ về.

Còn bí quyết làm cháo lòng chẳng có gì đâu, tôi cứ luộc lòng bình thường lấy nước dùng nấu cháo, ngoài bột ngọt ra không cho gì vào, thậm chí cả mì chính cũng không cho vào nữa”, cô Dung chia sẻ.

5 năm nay bị cấm vỉa hè, gia đình cô phải mở rộng quán vào trong để có chỗ ngồi cho mọi người. Khách đến với quán cô toàn khách quen, cô chẳng cần PR, thậm chí tấm biển cũ hoen màu cô cũng chẳng buồn thay. Những thực khách nhà cô cứ truyền tai nên được nhiều người biết đến hơn.

Cô Dung bảo, những tháng này hè nóng mọi người đi du lịch nhiều, hơn nữa vừa có dịch mọi người không ăn nhiều nên gia đình cô bán chậm hơn. Tuy nhiên, hiện nay mỗi ngày gia đình cô cũng bán hết 50-70kg lòng phục vụ mọi người. Vì lấy nhà làm quán, không phải tốn chi phí thuê mặt bằng nên việc hàng quán ế ẩm cô cũng không quan trọng.

Đối với cô, hôm nào bán chậm, gia đình cô đủ sống còn hôm bán đắt hàng thì có thêm đồng ra đồng vào. Chính vì vậy, cô vẫn cố gắng giữ gìn nghề của bà ngoại truyền lại, giữ gìn một món ăn đặc biệt của Hà Nội.

Theo Eva/Khám phá

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.