Thử tài khéo với cặp đôi chả hoa và củ kiệu cho Tết sung túc
Củ kiệu, chả hoa là những món ngon không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều gia đình ngày Tết. Hai món này kết hợp cùng nhau cũng vô cùng ăn ý, chẳng thua gì các cặp đôi: củ kiệu – bánh chưng, bánh tét hay các món nhắm khô đâu nhé!
1. Cách bó chả hoa
Nguyên liệu
800gr giò sống
150gr cà rốt cắt hạt lựu
10 trái đậu cove cắt hạt lựu
30gr nấm mèo
8 lòng đỏ trứng vịt muối
3 quả trứng gà, 1 muỗng cà phê bột năng, 1/3 muỗng cà phê bột nghệ, 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng cà phê dầu ăn.
Cách làm
Đánh tan mịn bột năng, bột nghệ, dầu ăn trước cho tan bột trong dầu rồi mới cho các nguyên liệu công lại vào đánh tan tất cả.
Cà rốt gọt vỏ, đậu cô-ve tước sợi, cắt hạt lựu. Nấm mèo ngâm mềm, bỏ chân, rửa sạch, cắt sợi. Trứng vịt muối trứng sơ chế qua rượu gừng rồi hấp khoảng 5 phút cho trứng chín sơ.
Trộn đều tất cả nguyên liệu còn lại cho thật đều.
Tráng trứng trong chảo không dính thành lớp đều không dày cũng không mỏng quá.
Trải trứng trên miếng nilon rồi cho hỗn hợp giò sống lên ém chặt tay, xếp trứng muối lên giò. Cuộn trứng lại vừa cuộn vừa ém tay cho thật chặt.
Cuộn tròn giò hoa lại, gói lá chuối giò hoa như gói bánh tét rồi cho vào nồi hấp 1 giờ là giò chín.
2. Cách làm củ kiệu ngâm chua ngọt ngon cho ngày Tết
Nguyên liệu
- 1kg kiệu đã sơ chế và làm sạch
- 500gr đường
- 20gr muối
Cách làm
- Sơ chế kiệu: Kiệu mua về đem ngâm muối. Cứ 1 lít nước đem ngâm với 100gr muối ngâm 24 giờ. Vớt xả sạch, để ráo rồi đem phơi nắng ( khoảng 1-2 nắng tuỳ chất lượng nắng).
- Cắt bỏ vỏ lụa, rễ sau đó rửa kiệu lại bằng giấm trước khi ngâm.
- Xếp kiệu vào hũ rồi rắc đường, muối lên trên. Đem phơi nắng khoảng 10-14 ngày cho đường chảy hết nước là dùng được. Bảo quản ở chỗ mát.
Chúc các bạn thành công với hướng dẫn cách làm bộ đôi chả hoa và dưa kiệu cho ngày Tết nhé!
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.