Sợ vợ cho nhịn đói, chồng chỉ dám giận 2 ngày rồi lại nhắn tin xin vợ nấu cơm ngon
Vì nghiện cơm vợ nấu mà chồng chị Trưng Nữ (33 tuổi, TP HCM) cũng chỉ dám giận nhau 2 ngày, đến ngày thứ 3 lại phải nhắn nhủ “nhớ cơm vợ nấu quá rồi”.
Làm công việc kinh doanh tự do nên chị Trưng Nữ (TPHCM) không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, dù bận bịu cỡ nào chị vẫn cố gắng vào bếp nấu cơn ngon cho chồng. Hơn thế, nấu ăn, bày biện luôn là đam mê và sở thích của chị.
Hàng ngày, chị sẽ dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và sơ chế thực phẩm vào buổi sáng, tối về bắt tay vào nấu ăn. Những món cần nấu lâu như bò hầm hay chân giò hầm thì chị hầm sẵn, tối về cho rau củ vào, đưa lên bếp nấu thêm là xong. Hôm nào bận quá không đi chợ được chị sẽ ghé siêu thị mini gần nhà mua đồ về để làm bữa. Mỗi bữa như vậy chị sẽ nấu ăn cho hai vợ chồng và hai cháu nhỏ (con của em).
Dù bận bịu cỡ nào chị vẫn cố gắng vào bếp nấu cơn ngon cho chồng. Hơn thế, nấu ăn, bày biện luôn là đam mê và sở thích của chị.
Nhờ có chồng sơ chế hộ nguyên liệu như nhặt, rửa rau thế nên chị chế biến món ăn rất nhanh, chỉ 30 phút là xong. Vậy mà mâm cơm nào cũng đầy ắp món và tươm tất. Không những thế, chị còn kịp bày biện vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt.
“Ngoài việc cân đối dinh dưỡng, mình cũng cố gắng bày biện cho đẹp mắt, hấp dẫn. Bữa ăn thường sẽ có thực phẩm trên cạn và cả dưới nước cùng các loại rau củ. Chẳng hạn như canh cá thì món mặn sẽ là thịt heo, thịt gà và ngược lại. Hôm nào ngán cơm thì đổi sang bún, mì, món cuốn…”, chị chia sẻ.
Nấu ăn là sở thích và đam mê của chị
Theo chị, bữa ăn thể hiện cái tâm của người đứng bếp và cũng là cách bộc lộ tình yêu thương dành cho gia đình. Mỗi người có mỗi cách thể hiện và nhận xét khác nhau nên hầu như chẳng có công thức hạnh phúc chung nào cả. Vì vậy, chị luôn dành thời gian chăm chút cho gia đình, từ những bữa cơm bình dị nhất và chồng chị luôn trân trọng những điều đó.
Thỉnh thoảng rảnh rỗi, chị vẫn mời bạn bè đồng ngiệp tới tụ họp rồi ăn uống. Mọi người rất thích những món chị nấu. Ông xã thì hay “nịnh” chị thường nói, “ăn ở đâu cũng không bằng cơm vợ nấu”, điều này khiến chị vui và hạnh phúc vô cùng.
Theo chị, bữa ăn thể hiện cái tâm của người đứng bếp và cũng là cách bộc lộ tình yêu thương dành cho gia đình.
“Mình không cố gắng bày vẽ để ông xã tự hào hay thể hiện bản thân mà vì mình tìm thấy niềm vui trong việc bếp núc. Ngoài ra, chẳng mưu cầu điều gì, có chăng là mưu cầu hạnh”, chị chia sẻ.
Còn ông xã của chị Trưng Nữ dường như bị nghiện cơm của vợ nấu. Chị tâm sự, có lần giận nhau, chị không nấu cơm 2 ngày, 2 vợ chồng phải ăn cơm quán. Sang ngày thứ 3 thì chồng chị phải nhắn gấp, “Anh nhớ cơm em nấu rồi”, thế là huề. Chứng tỏ, biết nấu ăn, nấu ngon luôn là một lợi thế với chị em phụ nữ.
Chị luôn dành thời gian chăm chút cho gia đình, từ những bữa cơm bình dị nhất và chồng chị luôn trân trọng những điều đó.
Các bữa ăn chị nấu thường khoảng 100 nghìn/bữa. Còn bữa nào có hải sản thì sẽ tốn tiền hơn. Trung bình mỗi tháng chị sẽ phải chi mất 6 triệu tiền đi chợ.
“Đối với mình, vào bếp giống như một cuộc chơi chỉ có phần thắng. Nấu ăn giúp mình xả stress, rèn luyện tính kiên nhẫn và còn tăng khả năng sáng tạo nữa. Bên cạnh đó, việc 2 vợ chồng loay hoay trong bếp vừa nấu cơm, vừa trò chuyện rồi cùng thưởng thức thành quả giúp tình cảm vợ chồng thắm thiết hơn. Cho nên, mình chẳng thấy chán đâu, chỉ cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bữa ăn ngon hơn, đẹp mắt hơn nữa”, chị Trưng Nữ nói.
Còn ông xã của chị Trưng Nữ dường như bị nghiện cơm của vợ nấu.
Anh chẳng dám giận vợ lâu vì sợ không được ăn cơm vợ nấu
Mỗi tháng chị mất 6 triệu tiền đi chợ
Theo Eva
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.