TopTit.Com

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

4

Nằm dưới chân cầu thang một khu tập thể cũ ở Thái Thịnh nhưng quán bún chả “danh bất hư truyền” của cô Kim Anh gần 100 năm qua vẫn luôn tấp nập người đến ăn, mỗi ngày bán hết bay một tạ bún.

Bún chả là món ăn được ưa thích ở Hà Nội và được bày bán từ vỉa hè bình dân cho đến hàng quán sang trọng. Thế nhưng, để kể tên được một quán bún chả ngon nổi tiếng, con số này chỉ trên đầu ngón tay.

Nói đến bún chả lâu đời, người ta nhớ đến Hàng Quạt, Lê Văn Hưu hay hàng Than nhưng có lẽ những cái tên đó vẫn thiếu nếu không kể đến bún chả chân cầu thang ở Thái Thịnh với 100 năm tồn tại cùng thăng trầm lịch sử.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Bún chả chân cầu thang Thái Thịnh có tuổi đời 100 năm.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Trên phố Thái Thịnh có một hàng bún chả vừa ngon vừa rẻ, đã nổi tiếng từ lâu đời. Nơi đây cứ vào buổi trưa là lại tấp nập những thực khách đến ăn. Không được sang trọng như bún chả Obama, ở đây chỉ là quán bún chả bình dân nằm dưới chân cầu thang khu tập thể với một vài chiếc bàn dài.

Không gian quán khá nhỏ, đơn sơ với quầy hàng ở trước cửa, một tủ kính đựng bún, chả quạt cùng với chậu than quạt chả nóng hổi phục vụ thực khách. Có lẽ vì quán lâu đời nên những chiếc bàn ghế ở đây khá cũ kỹ. Khó ai có thể tìm thấy một quán bún chả nào sử dụng ghế và chiếc gỗ dài giống như thời học sinh xưa.

Nhân viên ở đây cũng khá nhiệt tình và nhanh nhẹn. Ngay từ khi dừng xe, bạn đã được hướng dẫn để xe đúng chỗ. Và khi bước vào quán, bạn sẽ được nhanh chóng hỏi order món bộ 3 huyền thoại bún chả, nem cua bể và trà đá hoặc nhân trần.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Một suất bún chả có giá 25 nghìn.

Nghe mọi người nói đây là quán bún chả chân cầu thang danh bất hư truyền. Nếu như ăn vào giờ cao điểm trưa có thể bạn sẽ phải đứng chờ đợi mọi người ăn xong để vào bởi không gian quán khá nhỏ chỉ có vài chiếc bàn phục vụ. Chính bởi vậy, khá nhiều người đã lựa chọn cách “gói mang về”.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Thịt làm chả là thịt ba chỉ và thịt nạc vai.

Một suất bún chả ở đây khá đầy đặn với nhiều thịt nướng, chả băm và đầy đủ rau sống. Thậm chí, trong mỗi rổ rau sống còn có thêm cả giá đỗ để mọi người ăn kèm. Nước chấm bún mặn ngọt khá đậm đà vừa miệng với đu đủ sần sật. Chả viên nhỏ xinh được nướng cháy sém bên ngoài mang mùi thơm nồng nàn khó cưỡng.

Vì vậy, chỉ cần nhìn những miếng thịt nướng cháy sém vàng cùng những miếng chả băm chín màu cánh trong bát nước chấm mặn ngọt khi được bưng ra cũng đủ khiến bao thực khách bị quyến rũ. Đặc biệt, khi để những sợi bún trắng đằm mình trong bát nước dùng quyến rũ ấy thêm chút vị xanh tươi của rau xà lách rồi từ từ gắp chúng đưa lên miệng thưởng thức, có lẽ bao người cũng phải thỏa lòng khi cơn đói ùa đến.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Những miếng thịt nướng thơm nức

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Ngoài bún chả, nem cua bể ở đây cũng được coi là món ăn “thần thánh”. Nem được chiên ráo dầu, béo ngậy, thơm lừng và nóng hổi chấm với nước dùng khá hợp vị.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Có lẽ bước vào quán, mọi người sẽ để ý người phụ nữ lớn tuổi nhất với gương mặt phúc hậu và mái tóc điểm bạc làm hàng cho khách. Đây chính là bà chủ của quán. Được biết, cô chủ tên là Đào Kim Anh (56 tuổi, Hà Nội).

Cô Kim Anh chia sẻ, cô không biết chính xác quán bún chả của gia đình mình năm nay bao nhiêu tuổi nhưng cô biết con số đó cũng đã lên đến 100 năm bởi cả mẹ cô và cô đều dành cả đời mình để gắn bó với nó.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Những miếng chả vừa được quạt xong được gắp ra bát đảm bảo nóng hổi tới thực khách.

Cô kể, cô gắn bó với quán bún chả từ năm 14 tuổi đến bây giờ và suốt mấy chục năm qua cô chưa hề nghỉ một ngày nào trừ 6 ngày Tết.

Một mình tất bật với cửa hàng nhưng dường như nó lại mang đến cho cô sức khỏe, sự dẻo dai và niềm vui mỗi ngày thức dậy. Nếu như trước đây, quán là nơi để cô kiếm sống mưu sinh nuôi gia đình, con cái lớn khôn thì giờ đây, quán còn trở thành nơi để cô vui tuổi già.

“Quán gia đình tôi mở từ thời ông bà đến giờ, rất lâu rồi. Tôi vẫn còn nhớ kỷ niệm thời bán gánh vỉa hè, vất vả quạt chả bằng nan tre. Bây giờ, khách đông, xã hội phát triển nên quạt chả bằng vỉ”, cô Kim Anh kể.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Quán cô Kim Anh tuy nhỏ nhưng mỗi ngày bán được khoảng 1 tạ bún.

Theo cô Kim Anh, để làm bún chả ngon và giữ chân được thực khách như hiện nay, điều quan trọng là nguyên liệu phải đảm bảo tươi, thịt phải chọn thịt ba chỉ, nạc vai rồi tẩm ướp gia vị vừa miệng.

“Bao năm tôi làm nên quen tay rồi, tẩm ướp gia vị ngon nhưng thịt phải tươi mới được. Nem cua bể cũng vậy, tôi nhờ người thân chọn gửi từ Quảng Ninh lên. Sáng nào tôi cũng dậy từ 4h30 làm hàng, làm nem.

Nem tôi làm thường cho nấm hương, hạt tiêu nên có vị thơm, ngon mà không bị mất mùi cua bể.

Mỗi ngày, tôi phải chuẩn bị trên dưới 1 tạ bún, 30-40kg thịt và gói khoảng 200 cái nem để phục vụ nhu cầu khách. Đó chưa kể khách gọi đặt trước làm thêm”, cô Kim Anh cho biết.

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Quán bún chả gần 100 năm nằm nép mình dưới chân cầu thang vẫn bán hết bay một tạ bún/ngày

Cô bán từ sáng đến 4h chiều là nghỉ làm.

Hiện nay, tuy tuổi đã cao nhưng cô vẫn hàng ngày đều đặn dậy sớm ra quán làm hàng phục vụ khách. Cô bảo, các con cô đều có công việc ổn định, thành đạt nên cô đang truyền nghề cho cháu để gìn giữ món ăn truyền thống mà gia đình gây dựng bao năm qua.
Theo Eva

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.