Những người tuyệt đối không ăn cua đồng vì cực độc
Mặc dù cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ con người, tuy nhiên với một số người cua động lại gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Theo tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai – Chuyên gia dinh dưỡng, cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg).
Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt và có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.
Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn được cua vì có thể làm tăng nặng một số bệnh lý đang mắc, bị dị ứng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ nữ có thai
Theo BS Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho biết, theo Đông y, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non.
Còn lương y Nguyễn Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho hay, y học cổ truyền khuyên phụ nữ có thai hạn chế ăn cua bởi theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục… nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi).
Người bị gút
Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
Người mới ốm dậy
Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.
Người bị dị ứng
Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm: hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.
Người có huyết áp cao
Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.
Người bị hen
Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
Người cao huyết áp, bệnh tim mạch
Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.
Không ăn cua trong một số trường hợp:
– Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
– Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu: Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, các bạn nhớ ăn hết tới đó.
Lưu ý: hiện tại nhiều chị em vì muốn ăn cua sạch nên đã về quê hoặc nhờ người quen mua cua đồng ở quê rồi sơ chế sẵn, đem về bảo quản tủ lạnh và chế biến dần. Tuy nhiên, không nên để cua ở ngăn mát còn nếu để ngăn đá phải bọc cẩn thận và không để lâu quá 1 tuần.
– Cua còn sống: Nhiều người có thói quen ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.
Theo Eva
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.