Những đặc sản ngon quên lối về ở xứ sở “hoa vàng cỏ xanh”
Phú Yên nổi tiếng là “thiên đường” của những món hải sản tuyệt ngon, khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Cá ngừ đại dương Phú Yên
Cá ngừ đại dương (hay còn gọi lạ cá bò gù theo tiếng địa phương) là đặc sản mà các du khách nên thử khi đến Phú Yên. Do tiềm năng khai thác cá ngừ ở Phú Yên rất lớn nên người dân ở đây cũng chuyên chế biến cá ngừ hơn những vùng khác, như mắt cá ngừ tiềm thuốc bắc, lường cá nướng muối ớt, bao tử cá ngừ hầm tiêu xanh hoặc làm gỏi,…
Sò huyết đầm Ô Môn
Món sò này được mệnh danh là 1 trong 3 loại sò huyết ngon nhất Việt Nam. Sò huyết đầm Ô Môn to căng mọng và ngọt thịt. Sò được chế biến thành các món: Xào me, hấp, nướng tái, làm gỏi, đặc biệt là tiết canh sò huyết.
Cơm gà Phú Yên
Mỗi khi du lịch đến Phú Yên, hầu như du khách nào cũng muốn được thưởng thức món ăn nổi tiếng này. Nhìn đĩa cơm gà vàng ươm với màu vàng của mỡ gà và thịt gà xé, màu tím của hành ngâm chua, màu xanh của dưa leo, rau răm, màu đỏ của đồ chua… thì rất khó cưỡng kể.
Cá rô đồng chiên giòn
Cá rô đồng chiên giòn chấm với nước mắm ngò rí (rau mùi) vừa đậm đà vừa thơm thì nó sẽ trở thành món nhậu khó cưỡng lại.
Ghẹ Sông Cầu
Đối với dân nghiền hải sản thì không thể bỏ qua món ghẹ mà ghẹ vùng Sông Cầu thì lại càng không. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng này loại ghẹ mập béo, nhiều thịt, thịt chắc.
Bánh xèo hải sản
Khác với bánh xèo miền Tây, loại bánh này ở Phú Yên có kích thước vừa phải. Món ăn làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Khi tráng bánh, người thợ nhanh tay múc từng vá bột đổ vào khuôn, sau đó cho thêm giá sống, hẹ và nhân tôm, mực vào bên trong, rồi chiên giòn.
Bánh canh hẹ
Là món ăn nổi tiếng khắp nơi, mang thương hiệu của người dân Tuy Hòa và được du khách rất ưa thích. Sợi bánh canh làm từ bột gạo, mềm dai và không bở. Chả cá được làm từ các loại cá biển có nhiều ở đây và giã nhuyễn, nặn thành từng miếng, hấp chín rồi chiên vàng.
Cua huỳnh đế
Loài cua này vốn nổi tiếng thơm ngon, được ngư dân xưa tôn xưng là vua của các loài cua nên có tên gọi là cua “hoàng đế”, sau được gọi là “huỳnh đế” vì họ lo sợ mạo phạm tới các bậc trị vì.
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.