Người Sài Gòn có ai từng đến phố ăn chay hơn 40 năm
“Phố ẩm thực chay” tại con hẻm 702 Hồng Bàng (phường 1, quận 11) còn được biết đến với cái tên khác là “hủ tiếu xóm Giá”. Những người lớn tuổi tại khu vực này cho biết: “Cái thời năm 80, 90 cả hẻm có gần 20 quán, chỉ bán hủ tiếu chay thôi. Sau này mới bắt đầu bán thêm nhiều món khác, rồi người ta gắn cho cái bảng hiệu “Phố ẩm thực chay” luôn đó”.
Cũng theo những người này, “quán Thiên Ý là nổi tiếng nhất, bởi mở ra đầu tiên, đồ ăn rất ngon”. Tuy nhiên, thực khách đến ăn thường gọi tên bà chủ một cách thân tình là “dì Năm”, nên “riết rồi chẳng ai nhớ cái tên Thiên Ý nữa”.
Thấy bà Năm buôn bán đắt khách, người dân trong hẻm cũng bắt đầu mở quán bán theo. Ảnh: Lưu Trân
Dần dà hình thành nên một “đội ngũ quán chay đông đảo” như bây giờ. Ảnh: Lưu Trân
Ngoài hủ tiếu chay, còn có mì xào, bò kho chay, bún riêu chay, cà ri dê chay…
“Các loại chả, nem chay ngày xưa là do chủ quán tự làm hết, còn giờ thì tui không rõ lắm, nhưng nói chung ăn ngon, vẫn như vị cũ”, một thực khách tên Thông cho biết.
Món chay có sử dụng nước lèo như hủ tiếu, mì, phở… “muốn ngon, ngọt thì không nấu bằng bột ngọt hay đường mà phải nấu bằng cái ngọt của củ cải, cà rốt, củ sắn”, chị Huyền, chủ một quán chay trong xóm tiết lộ. Ảnh: Lưu Trân
Tô bún Thái chay “chất lượng” với bún, giá trụng, mấy miếng đậu hũ chiên, miếng hoành thánh nhân đậu, điểm thêm lát cà rốt, su su, rau thơm và hành ngò… Ảnh: Lưu Trân
Giá cả các món ăn tại đây cũng khá rẻ, chỉ dao động từ 8.000 – 20.000 đồng/món. Ảnh: Lưu Trân
Có lẽ vậy nên thực khách ghé ăn chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân lao động và những người đi chùa hành hương…
Bên cạnh đó, nguyên nhân giúp xóm chay tồn tại suốt hơn 40 năm qua cũng một phần nằm ở cái tâm của người bán.
“Mình bán đồ chay thì quan trọng là cái tâm phải sạch, không được nấu nướng qua loa, không được ham lời mà buôn bán mất vệ sinh, thất đức chết”.
tin liên quan
Quán sữa tươi có gì mà người Sài Gòn kiên nhẫn xếp hàng chờ uống?
Bẵng đi một thời gian “cũng không dài cho lắm”, hôm nay tôi có việc phải đi ngang đường Phùng Khắc Khoan thì vô tình thấy cảnh cả dãy người đang ngồi nép sát trên vỉa hè để… uống sữa.
Các quán cũng cam kết với nhau sẽ giữ đồng giá cho từng món ăn thay vì bán tăng giá.
Vào ngày thường chỉ lai rai khách ăn chay nhưng đến các dịp rằm nhất là rằm tháng bảy thì con phố này nườm nượp khách.
Lưu Trân
Theo Thanh niên online
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.