Nếu không muốn ăn phải thịt lợn bẩn, hãy làm theo 2 bước này để thịt đào thải độc tố
Thói quen chần qua thịt lợn bằng nước sôi như nhiều chị em vẫn thường làm không giúp thịt đào thải độc tố, thậm chí còn khiến bụi bẩn và hóa chất dễ dàng “xâm nhập” vào thịt hơn.
Thực phẩm bẩn là một trong những thủ phạm hàng đầu khiến tỷ lệ ung thư đang ngày càng tăng lên ở Việt Nam, trong đó thịt lợn bẩn luôn là nỗi lo sợ đối với người nội trợ. Thời gian gần đây, liên tiếp những vụ việc liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ lớn, cửa hàng và siêu thị,… bị phát hiện khiến cho chị em nội trợ không khỏi hoang mang.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, cũng như lựa chọn và chế biến thực phẩm sạch, an toàn, hãy làm theo 2 bước quan trọng dưới đây. Với cách làm này bạn sẽ phần nào khiến cho thịt lợn tự động đào thải độc tố và các chất bẩn ra ngoài, yên tâm chế biến thành món ăn ngon, bổ dưỡng.
Thịt lợn “bẩn” luôn là nỗi ám ảnh của người nội trợ vì vậy hãy “bỏ túi” mẹo để thịt tự thải độc tố theo 2 bước dưới đây.
Bước 1: Kinh nghiệm nhận biết thịt lợn “bẩn”
Mỗi khi đi chợ, đừng quá tin tưởng những người bán hàng mà giao cho họ “trọng trách” chọn thịt giúp bạn. Hãy quan sát thật kỹ và nếu nhận thấy thịt có những dấu hiệu dưới đây thì tuyệt đối không mua:
– Có mùi hôi nồng, lớp bì có hiện tượng tím bầm, kém đàn hồi hay rỉ dịch chứng tỏ đây là thịt lợn đã chết lâu và bị ôi.
– Thịt lợn bị bơm nước rất dễ nhận biết, thịt sẽ có màu nhạt tái, thịt nhão, ấn mạnh ngón tay vào miếng thịt thấy nhiều nước ứa ra so với thịt bình thường.
– Không nên mua miếng thịt ít mỡ, miếng thịt cứng, không có độ dẻo dính, lớp mỡ mỏng 1 cách ngạc nhiên, vì rất có thể đây là thịt bị tiêm chất tạo nạc, ăn vào người sẽ đe dọa sức khỏe.
– Với thịt có dấu hiệu như bề mặt có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt có màu vàng bất thường hay những đốm trắng lớn bằng hạt đậu,… có thể đây là thịt heo bệnh, chị em nên tránh mua phải.
Lựa chọn thịt lợn tươi, không có dấu hiệu ôi thiu, tiêm chất tạo nạc, bơm nước hay bị bệnh.
Thịt lợn tươi mới có bề ngoài khô ráo, không nhớt dính tay, khi ấn vào miếng thịt tạo thành vết lõm. Nếu nhấc tay ra, miếng thịt trở lại hình dáng bình thường.
Bước 2: Sơ chế thịt theo cách “chuẩn” nhất
Sai lầm của nhiều bà nội trợ là khi mua thịt về thường chần qua nước sôi để làm sạch thịt. Tuy nhiên, cách này không những không làm thịt sạch hơn mà còn khiến cho chất bẩn và hóa chất dễ dàng ngấm vào thịt do nước sôi làm các thớt thịt co lại, các chất này không thể thoát ra ngoài.
Để loại bỏ độc tố trong thịt bạn nên cho thịt vào nồi, đặt lên bếp và đun sôi hẳn thay vì chần qua nước sôi.
Cách làm “chuẩn” nhất là sau khi mua thịt về, rửa sạch thịt, ngâm thịt vào nước muối loãng để loại bỏ các chất bẩn, hơn nữa sẽ giúp thịt ngấm đậm đà, món ăn thơm ngon hơn.
Ngoài ra, khi nấu, thịt cần chế biến kỹ, vì thịt chín tái sẽ không đảm bảo an toàn, sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh. Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.
Hãy áp dụng theo 2 bước làm trên để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả gia đình và chế biến nên những bữa ăn ngon chị em nhé.
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.