Mì tôm nấu với nguyên liệu này nghe có vẻ “kì cục” nhưng lại thơm ngon lạ miệng bất ngờ!
Thử nấu mì tôm với sữa đặc một lần là có khi “nghiện” luôn đó, ngon lắm chị em ơi.
Mì tôm nấu sữa đặc nè
Chuẩn bị nguyên liệu
- Mì tôm 1 gói
- Trứng 1 quả
- Sữa đặc 2-3 thìa canh
Nếu từ trước đến giờ chị em vẫn thường úp mì tôm với nước nóng hoặc đem xào cùng thịt và rau củ, vậy thì nhất định nên thử nấu mì tôm với sữa đặc theo gợi ý của chúng tôi trong bài viết này. Thành phẩm ngon lạ xuất sắc và không hề mở đường cho Tào Tháo rượt bạn. Chị em cứ yên tâm!
Lưu ý: Mì tôm loại càng cay, khi nấu với sữa đặc sẽ càng ngon. Tuy nhiên, nếu không ăn được cay, chị em có thể chọn mì tôm loại bất kỳ cũng được nha.
Cách nấu mì tôm với sữa đặc
1. Pha sữa đặc
Bạn cho khoảng 400ml nước vào nồi và đun sôi. Khi nước đã sôi, bạn thêm 2-3 thìa canh sữa đặc vào và khuấy đều cho sữa tan.
Pha sữa trước nè
2. Nấu mì
Bạn cho gói soup và gói rau khô trong gói mì vào nồi sữa đã pha, khuấy đều. Sau đó, thêm mì tôm vào, nấu khoảng 1 phút cho sợi mì mềm và tơi ra.
Đến bước này là sắp xong rồi nè
Sau khi thấy mì đã tơi, bạn có thể đập 1 quả trứng vào nồi và khuấy đều. Nấu thêm khoảng 2 phút cho trứng chín. Nếu không thích khuấy trứng với mì, chị em hãy luộc chín trứng rồi bóc vỏ, cắt đôi nha.
Giờ thì chỉ cần đổ mì ra bát là có thể thưởng thức rồi.
Thành phẩm nè
Nấu mì với sữa đặc, khi ăn chị em sẽ cảm thấy nước mì ngon xuất sắc hơn hẳn. Ngọt với mặn tưởng sẽ “đánh nhau” nhưng không hề nha. Nước mì ngậy và thơm, hương vị hài hòa kết hợp với sợi mì dai dai và trứng nữa. Khả năng cao là ăn hết 1 gói sẽ muốn ăn thêm nữa đấy!
Mì tôm nói chung hay mì tôm nấu sữa đặc nói riêng là món ăn yêu thích của không ít người. Tuy nhiên, chị em không nên ăn mì tôm hàng ngày vì một vài lý do sau:
– Mì tôm dễ gây tăng cân: Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao. Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh.
– Mì tôm khiến quá trình lão hóa diễn ra nhành hơn: Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
– Mì tôm dễ gây nóng trong: Đa phần ai ăn mì xong cũng sẽ cảm thấy khát nước và khô miệng bởi lẽ mì được chiên với dầu ở nhiệt độ cao. Ăn mì thường xuyên sẽ gây thiếu nước và tình trạng nóng trong, đồng thời gây nên vấn đề mụn nhọt mà không ai mong muốn.
Chính vì thế, thi thoảng ăn mì tôm cho vui thì được chứ ăn hàng ngày hoặc hàng tuần thì không nên đâu nha!
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm một cách mới lạ và an toàn để nấu mì tôm!
Theo: Afamily
0
0
đánh giá
Đánh giá bài viết