Mẹo làm ớt ngâm giấm
Những món ngâm giấm luôn được nhiều người yêu thích vì chúng lạ miệng và kích thích vị giác, có thể bảo quản lâu dài. Dưới đây xin giới thiệu món ở ngâm giấm cực chất để các bà nội trợ luôn tự tin về chất lượng nhé!
MẸO NGÂM GIẤM ỚT NGON
Để có hũ ớt ngâm dấm thật thơm ngon, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây.
Chọn và sơ chế ớt
Khi ngâm dấm ớt, nên chọn những trái còn tươi, chưa rụng cuống, không bị dập hay vỏ ngoài bị sần sùi. Ớt làm sạch, rửa bằng nước muối pha loãng, vớt ra rổ, để ráo rồi cho vào hũ thủy tinh.
Tùy theo nhu cầu bạn có thể ngâm ớt nguyên trái, cắt lát mỏng hay xay nhuyễn.
Hũ thủy tinh
Hũ thủy tinh phải được rửa sạch, và lau khô trước khi ngâm ớt. Với ớt trái ngâm, khi xếp vào hũ bạn nhớ nhẹ tay (để ớt không bị dập) thì nước ngâm mới trong và đẹp.
Dấm ngâm
Ngon nhất vẫn là dùng dấm nuôi (dấm nhà) để ngâm. Dấm đem nấu với đường (1 lít dấm sử dụng 500 gr đường) để nguội. Rót dấm đường vào hũ thủy tinh ngập mặt ớt, ngâm ớt 3 – 5 ngày là dùng được.
Tùy theo sở thích (ăn chua hay ngọt) mà có thể tăng giảm lượng dấm, đường.
Thêm 1 bí kíp cho bạn làm giấm ớt thật ngon nè
Đựng ớt trong lọ thủy tinh, đậy kín nắp lọ, cất giữ trong tủ lạnh… là những cách đơn giản để bạn có hũ ớt ngâm giấm ngon cho bữa cơm của gia đình.
Ớt ngâm giấm ăn lạ miệng, kích thích vị giác và có thể bảo quản lâu để sử dụng từ từ.
CÁCH NGÂM GIẤM ỚT
Nguyên liệu:
Đối với ớt ngâm giấm chua ngọt, cần dùng khoảng 400g ớt tươi, 2 chén giấm trắng, 2 chén đường, 1 chén nước cùng các loại gia vị như muối, bột tỏi, bột ớt. Một chiếc lọ sạch (tốt nhất là lọ thủy tinh), một chiếc thố to để trộn ớt và gia vị, thìa gỗ.
Ớt ngâm giấm tăng thêm hương vị cho các bữa ăn của bạn. Ảnh: Internet.
Cách lựa chọn ớt:
Có rất nhiều loại ớt như: ớt sừng, ớt hiểm, ớt chìa… với các hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Việc lựa chọn loại ớt nào tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Điều quan trọng là bạn cần chọn những trái ớt tươi, xanh, giòn, có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình. Ớt to thường có rất nhiều xơ, mùi vị không đậm đà. Những trái ớt đã bị mềm, đổi màu và đã được để lâu sẽ không thể ngâm giấm được.
Chuẩn bị:
– Rửa ớt thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên vỏ. Để ráo nước, dùng khăn mềm lau cho thật khô, đặt ớt lên giấy thấm nước để hút lượng nước còn lại bám trên ớt.
– Thái ớt thành từng miếng lớn và lọc bỏ hết phần hạt nằm bên trong. Đối với những trái ớt nhỏ, chỉ cần xẻ ra lấy hạt, không cần thái nhỏ. Ngoài ra bạn cũng có thể làm phồng những trái ớt trước khi ngâm giấm bằng cách chần qua nước sôi và lột bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài của chúng.
Các bước ngâm giấm:
– Cho ớt vào chiếc lọ sạch, tốt nhất là lọ thủy tinh, sắp ớt thật đều và đẹp mắt.
– Đặt chảo lên bếp, cho tất cả các nguyên liệu như giấm, đường, nước, muối, bột tỏi… vào đun sôi khoảng vài phút rồi tắt bếp. Để nguội và rót vào lọ ớt sao cho ngập hết ớt trong lọ là được.
– Đậy thật kín nắp lọ, lắc mạnh để nước ngâm giấm thấm đều hết lọ. Sau đó cho lọ ớt ngâm vào tủ lạnh để bảo quản và dùng từ từ.
Lưu ý:
– Để bảo quản lọ ớt ngâm giấm lâu, bạn có thể dùng muối tinh hoặc muối chuyên dùng cho việc ngâm giấm.
– Khi lột vỏ hay thái ớt, bạn nhớ đeo găng tay để tránh bị bỏng rát. Sau khi thái ớt cần rửa tay ngay bằng xà bông.
– Cần chọn loại giấm có chất lượng tốt, tuyệt đối không thay thế giấm bằng các thành phần có tính xit khác vì chúng có sự khác nhau về độ pH của nước ngâm giấm và có thể gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất là bạn nên sử dụng giấm trắng, đây là loại giấm tốt nhất cho các món ngâm giấm.
THAM KHẢO NGÂM MĂNG GIẤM ỚT
Bát măng sau một tuần ngâm.
Nguyên liệu:
– 1 củ măng to khoảng 1 kg
– 300ml dấm
– Ớt, tỏi, đường.
Cách làm:
– Bóc lớp vỏ bên ngoài của củ măng, rửa sạch.
– Thái măng mỏng như để nấu canh măng.
– Ngâm măng với nước muối loãng 2 tiếng sau đó, rửa sạch.
– Cho măng vào nồi nước đun sôi trên bếp, chần qua rồi vớt luôn, để ráo.
– Tỏi bóc vỏ, ớt cũng cắt nhỏ.
– Hòa nước ngâm măng gồm nước (300ml), dấm, 2 thìa đường, 1 thìa muối, đổ vào lọ thủy tinh.
– Cho măng, ớt, tỏi vào lọ đã có nước ngâm, được đậy nắp kín.
– Bạn có thể ăn măng sau một tuần ngâm.
Các bạn bị đau dạ dày nên hạn chế ăn món này vì có nhiều vị chua và cay.
Củ măng cần bóc vỏ, rửa sạch.
Thái mỏng măng.
Ngâm măng với nước muối loãng.
Măng sau khi ngâm.
Tỏi có thể để nguyên tép, ớt cắt nhỏ.
Cho măng, tỏi, ớt vào nước dấm có pha đường, muối.
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.