TopTit.Com

Mát lạnh tê người với 2 cách làm sữa chua nếp cẩm tuyệt ngon cho ngày nắng

1

Với các làm sữa chua nếp cẩm kiểu này cả nhà sẽ có món ăn giải nhiệt vô cùng hấp dẫn trong những ngày nắng nóng.

SỮA CHUA NẾP CẨM THẬP CẨM

Nguyên liệu:

– 300 gr nếp cẩm

– 2 lá dứa nếu có, 1 hũ sữa chua không đường, 1 muỗng canh sữa đặc; mít thái sợi, 120 gr đường nâu hay đường trắng, 15 gr bột bắp hòa chung với 20 ml nước lạnh, 1/3 muỗng cà phê muối

Cách làm:

Nếp vo sạch ngâm qua đêm. Sau đó xả qua nước lạnh để ráo.

Nấu khoảng 1 lít nước cùng lá dứa và muối. Khi nước sôi cho nếp vào nấu thỉnh thoảng khuấy/đảo cho nếp tứa nhựa.

Cứ tiếp tục nấu với lửa vừa cho đến khi nếp chín nước hơi sánh thì cho đường vào khuấy đều nấu thêm 10 phút. Cuối cùng cho 1 muỗng canh nước bột bắp vào khuấy cho xôi có độ sánh dẻo bóng đẹp là tắt bếp.

Lưu ý, bạn có thể thêm nước nếu xôi hơi khô nhé.

100 ml sữa chua, 1 muỗng canh sữa đặc cho vào khuấy chung trong một bát.

Cho 1 ít sữa chua ở bước 3 vào ly hoặc bát, cho ít xôi nếp cẩm rồi đến sữa chua và tiếp tục là bếp cẩm. Cứ xen kẽ nhau như vậy cho đến khi gần đầy cốc. Thêm mít thái sợi là bạn có ly sữa chua nếp cẩm mít ngon như ý. Nếu thích ăn lạnh bạn có thể cho thêm đá xay vào.

Cách làm sữa chua nếp cẩm này cũng không khó, chị em hãy thử nhé!

Mát lạnh tê người với 2 cách làm sữa chua nếp cẩm tuyệt ngon cho ngày nắng

SỮA CHUA NẾP CẨM ĐƠN GIẢN

Nguyên liệu:

– Sữa chua ủ hay sữa chua hộp: 4 hộp

– Nếp cẩm ngon: 300g

– Nước cốt dừa: 1 lon

– Đường trắng: 500g – Muối tinh: ½ thìa nhỏ – Lá nếp : vài lá

Cách làm sữa chua nếp cẩm:

Gạo nếp cẩm vo sạch, ngâm nước từ 3 đến 4 giờ đồng hồ. Sau đó đổ cả gạo và nước đã ngâm vào nồi, thêm ½ thìa muối trắng nhỏ. Đặt nồi nếp cẩm lên bếp, để lửa vừa cho nước sôi khoảng 5 phút, sau đó vặn bớt lửa ninh trên bếp, thỉnh thoảng đảo nhẹ tay để nếp cẩm không bị dính đáy nồi. Khi nếp cẩm nở, tra thêm nước hạt nếp được chín kỹ và đều hơn, thêm vài chiếc lá nếp vào nồi cho thơm

Khi thấy nồi chè nếp cẩm đã nhừ, sánh, thêm vài thìa nước cốt dừa, khuấy nhẹ tay cho đều rồi cho đường tùy theo khẩu vị để đường tan sôi thêm 3 phút thì tắt bếp.

Khi đã cho đường, không nên đun nếp chè cẩm lâu vì nếu đun lâu sẽ bị lại gạo. Mở vung nồi chè để cho chè nguội.

Sữa chua bóc vỏ hộp đổ ra bát, đánh đều đến khi mịn sánh. Chị em có thể tham khảo cách làm sữa chua nếp cẩm đơn giản này.

Mát lạnh tê người với 2 cách làm sữa chua nếp cẩm tuyệt ngon cho ngày nắng

Công dụng của nếp cẩm có thể bạn chưa biết

Không chỉ là nguyên liệu chính trong rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, nếp cẩm còn trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho chúng ta trong nỗ lực tăng cường sức khỏe, phát triển cở thế. Còn có một cái tên vô cùng đặc biệt khác – “bổ huyết mễ”, nếp cẩm như đã phần nào nói lên giá trị của mình.

So với các loại gạo khác, nếp cẩm chứa một hàm lượng dinh dưỡng lớn gấp nhiều lần khi có protein cao hơn 6.8% hay chất béo cao hơn 20%. Nếp cẩm là loại thực phẩm không thể không đưa vào thực đơn trong việc bảo  vệ cũng như tăng cường sức khỏe, đặc biệt, nếp cẩm là một gợi ý không tồi cho những người có cơ địa gầy và muốn tăng cân.

Nếp cẩm còn được xem như một bài thuốc hỗ trợ rất tốt cho hệ thống tim mạch của mỗi người khi trong men của gạo nếp cẩm có chứa 2 hoạt chất đặc biệt là lovastatin và ergosterol.

Theo Đông Y, nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt thanh rất dễ tiêu hóa và có khả năng làm ấm bụng. Nhờ vậy, nếp cẩm có tác dụng khá lớn trong việc điều trị các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa, dạ dày,…

Không chỉ tốt cho sức khỏe bên trong, nếp cẩm còn là bài thuốc tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe làn da bên ngoài khi lớp màng đen của nếp cẩm chứa một lượng vitamin E khổng lồ – chất dinh dưỡng giúp xây dựng làn da mịn màng và căng mọng.

Mát lạnh tê người với 2 cách làm sữa chua nếp cẩm tuyệt ngon cho ngày nắng

Có một cái tên vô cùng đặc biệt khác – “bổ huyết mễ”, nếp cẩm như đã phần nào nói lên giá trị của mình.

Những tác dụng của sữa chua

Lợi khuẩn, có tác dụng tốt cho đường ruột: Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, nếu ăn hàng ngày sẽ gúp cho đường ruột của bạn điều hòa, hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ăn sữa chua thường xuyên giúp tăng khả năng miễn dịch, chống tiêu chảy hay táo bón, chống được đầy hơi, chướng bụng.

Bổ sung vitamin: Sữa chua có nhiều vitamin B12, là loại vitamin có trong trứng, cá, thịt động vật giúp cho hệ thần kinh của bạn hoạt động tốt hơn. Vậy nên, ngoài ăn những thực phẩm thịt cá, bạn nên ăn sữa chua để đảm bảo sự cân bằng vitamin trong cơ thể.

Chị em, đặc biệt là những người bị viêm nhiễm vùng kín, nên tận dụng sữa chua là phương thuốc tự nhiên chống lại bệnh này (Ảnh minh họa nguồn internet)

Ngăn ngừa viêm nhiễm: Chị em, đặc biệt là những người bị viêm nhiễm vùng kín, nên tận dụng sữa chua là phương thuốc tự nhiên chống lại bệnh này. Ăn sữa chua hàng ngày bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, vì những vi khuẩn có lợi trong đó có thể giúp cho bạn

Ngăn ngừa huyết áp cao: Người huyết áp cao nên ăn sữa chua, vì kali có trong sữa chua sẽ giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể. Mặc dù sữa chua có những tác dụng hữu ích như vậy nhưng không phải ăn lúc nào cũng được và ăn bao nhiêu cũng tốt.

Mát lạnh tê người với 2 cách làm sữa chua nếp cẩm tuyệt ngon cho ngày nắng

Sữa chua vừa tốt cho sức khỏe lại đẹp da

Nên ăn sữa chua vào buổi tối, hoặc buổi chiều sau giờ nghỉ trưa.

Với công dụng tuyệt vời của sữa chua và nếp cẩm thì món sữa chua nếp cẩm cũng rất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp, vì thế nhiều người yêu thích món ăn này.
Theo Eva

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.