Mâm cơm 2 món nấu nhanh mà ngon miệng lại còn giúp da đẹp, chống lão hóa lại còn chữa được một số bệnh thì phải nấu ngay thôi!
Với món thịt chiên nước mắm và chân gà nấu lá giang, bạn và gia đình sẽ có mâm cơm tối ngon, lạ miệng và là nguồn bổ sung collagen tuyệt vời đấy!
Ba chỉ chiên nước mắm
Nguyên liệu
250g thịt ba chỉ
Hành tím
Tỏi ớt
1/2 chén bột chiên giòn
Gia vị: Bột tỏi, nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu, tương ớt
Cách làm
Thịt rửa sạch thái miếng mỏng dài khoảng 3-4cm.
Ướp thịt với 1/2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột tỏi và 1/2 chén bột chiên giòn.
Tỏi ớt băm nhỏ.
Hành tím thái lát.
Đun chảo dầu nóng, cho thịt vào chiên với lửa nhỏ vừa, thấy thịt vàng giòn thì lấy ra.
Bắc chảo phi tỏi thơm, cho ớt, hành tím vào, thêm 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 2 muỗng tương ớt vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút.
Đổ hết phần thịt đã chiên vào đảo nhanh tay cho sốt áo đều thịt là được.
Thành phẩm
Thịt giòn thấm vị mặn ngọt đậm đà và thơm lừng mùi tỏi ớt. Ăn cùng cơm trắng thì còn gì bằng!
Canh chân gà nấu lá giang
Canh chân gà lá giang mang vị chua thanh từ lá giang và phần chân gà sần sật, ngon khó cưỡng.
Nguyên liệu
2-3 cặp chân gà
1 bó lá giang tươi
Tỏi băm
Gừng
Ngò gai, rau om
Một phần tác dụng của chân gà đối với sức khỏe là nhờ lượng collagen dồi dào. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Thú y Đại học Chung-Hsing (Đài Loan) cho biết chân gà có lượng collagen rất cao. Mức độ collagen tự nhiên trong chân gà cũng tương tự lượng collagen có trong rau xanh và trái cây. Chất này mang đến một số lợi ích như:
– Hỗ trợ da tạo tế bào mới thay cho những tế bào chết, từ đó giúp duy trì sức khỏe và độ đàn hồi của làn da. Bạn cần hiểu rõ tầm quan trọng của collagen đối với làn da để kéo dài nét tươi trẻ cho làn da.
– Tăng khả năng hấp thụ canxi và protein tốt hơn.
– Giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn.
– Tăng cường tốc độ chuyển hóa chất béo của cơ thể và hỗ trợ giảm cân.
Cách làm
Chân gà cắt bỏ móng, rửa sạch rồi đem luộc trong 5 phút. Khi luộc mình cho thêm 1 miếng gừng đập dập và 1/2 muỗng muối vào.
Lá giang vốn là loại rau có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc. Dùng lá giang để nấu canh rất tốt cho người lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể. Khi nấu canh, bạn nhặt lấy lá đem rửa sạch rồi vò nát. Để món canh có công dụng tốt bạn nên dùng khoảng 100g lá giang cho 1 lít nước là đủ.
Rau thơm thái nhỏ.
Để nồi lên bếp phi thơm tỏi rồi cho chân gà vào đảo sơ qua, thêm 1 lít nước vào đun cho chân mềm.
Khi chân gà đã mềm thì cho lá giang vào nấu, nêm thêm cho vừa miệng.
Cuối cùng thêm 1 muỗng nước mắm và rau thơm vào rồi tắt bếp.
Cho canh ra tô, chấm kèm nước mắm mặn.
Thành phẩm
Canh vị chua ngọt thanh mát, chân gà mềm giòn chấm cùng nước mắm mặn hấp dẫn vô cùng.
Lá giang vốn là loại rau đặc sản của các tỉnh miền Trung và miền Nam. Đây là loại rau thường được người dân dùng để xào, nấu canh với thịt bò, thịt gà hay cá nước ngọt. Bên cạnh đó, lá giang còn là cây thuốc dân gian phòng trị được nhiều bệnh.
Các bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây lá giang bao gồm thân, rễ và lá. Trong lá giang có chứa các chất saponin, flavonoid, sterol, curamin, chất béo, tanin, acid hữu cơ và khoảng 12 nguyên tố (Na, Ca, Mn, Sr, Fe, Al, Cu…). Khi đem chế biến thành cao toàn phần thân lá giang có tác dụng kháng với một số chủng vi khuẩn (Salmonella typhi, klebsiella, Staphyllococus aureus, Bacillus subtilis. bacillus cereus).
Theo Đông y, lá giang vị chua, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Thân của cây lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.
Tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dùng tốt cho người lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể.
Một số bài thuốc có lá giang:
Chữa sỏi đường tiết niệu: thân lá giang (hoặc lá) 20-50g, sắc uống nhiều lần trong ngày.
Chữa viêm đường tiết niệu và có sỏi: thân lá giang 10g hãm uống trong ngày.
Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: lá giang 30-50g, sắc uống.
Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: rễ hoặc lá 20-40g, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc khác.
Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: lá tươi rửa sạch giã nát, đắp lên vết thương.
Nguồn: Afamily
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.