Hấp cua theo 3 bước này, đảm bảo thịt cua thơm ngon, không tanh
Khi hấp cua thì nên dùng nước nóng hay nước lạnh? Ghi nhớ 3 điểm này, thịt cua sẽ mềm, thơm, không tanh và vô cùng bổ dưỡng.
Khi hấp cua cần lưu ý những điều này để đảm bảo cua không tanh, chín thơm.
Điều kiện sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhiều người thích ăn hải sản, trong đó có món cua hấp. Cua không chỉ có vị thơm ngon mà còn có nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe như canxi, selen và protein..
Cua cũng có tác dụng dưỡng khí, dưỡng huyết rất tốt. Cách ăn cua có nhiều nhưng để cua được giữ nguyên hương vị biển cả và chất dinh dưỡng thì hấp cua.
Cách hấp cua khá đơn giản nhưng cũng không phải bạn cứ đổ cua vào nồi, đun chín là sẽ ăn ngon.
Có không ít người hấp cua sai cách khiến cho cua có vị không ngon, ăn không ngọt và có mùi tanh, chất dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng.
Thật ra chúng ta cũng cần những kỹ năng nhất định khi hấp cua. Hôm nay mình chia sẻ với các bạn các lưu ý khi hấp cua. Khi hấp cua thì cho nước lạnh hay nước nóng?
Hãy ghi nhớ 3 điểm này, thịt cua hấp sẽ mềm, thơm và bổ dưỡng!
Cách hấp cua tốt nhất
Bước 1:
– Bạn phải rửa cua sạch sẽ rồi ngâm với nước muối.
Muối có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn.
– Sau đó dùng bàn chải đánh răng đánh sạch cua.
Bước 2:
– Khi hấp cua phải chọn nước lạnh để khi hấp cua thịt rất tươi và mềm, không bị mất đi giá trị dinh dưỡng, quan trọng nhất là không có mùi tanh.
– Vì vậy, khi hấp cua, chúng ta không được cho nước quá nóng vào nồi.
Nếu không, thịt cua bị chín quá, ăn mất ngon.
Bước 3:
– Khi hấp cua, phần yếm cua phải hướng lên trên để cua không bị chảy nước ngọt ra ngoài.
Điều quan trọng nhất là cách này khiến thịt cua rất mềm và cua cũng rất dễ hấp.
3 chú ý khi hấp cua:
Như vậy, trước khi hấp cua cần ngâm cua với nước muối, cua cần hấp bằng nước lạnh và phần yếm cua phải hướng lên trên. Bạn cũng có thể áp dụng cách hấp cu này với ghẹ.
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.