TopTit.Com

F0 hậu Covid cần tránh ăn gì?

2

Đồ uống chứa caffeine, cồn, đồ ăn chứa cholesterol, muối đều cần hạn chế với người trong thời kỳ hậu Covid.

Hậu Covid-19, nhiều người gặp vấn đề với sức khỏe như xuất hiện các triệu chứng sút cân, xuống sức, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa hay ho nhiều. Do đó, chế độ dinh dưỡng trở nên rất quan trọng với các F0 để bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, đặc biệt là những người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Nhìn chung, bạn cần điều chỉnh cân bằng chế độ ăn hàng ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và đường cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, các “cựu F0” cũng cần phải lưu ý hạn chế ăn một số loại thực phẩm không phù hợp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong giai đoạn nhạy cảm này.

Đồ uống có caffeine, cồn

F0 hậu Covid cần tránh ăn gì?

Uống cà phê có thể gây tình trạng shock, tụt huyết áp cho F0 hậu Covid.

Thời điểm này, cơ thể còn khá yếu nên cần tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn như bia, rượu, cocktail, đồ uống có gas để tránh hậu quả đáng tiếc.

Hậu Covid, nhiều người có triệu chứng mất ngủ triền miên, căng thẳng thần kinh, trầm cảm. Cơ thể chưa hoàn toàn bình phục nên rất dễ gặp các triệu chứng như tụt huyết áp, bủn rủn tay chân, choáng váng, thậm chí là nôn khi nạp vào một lượng lớn đồ uống có caffeine như cà phê hay trà đặc. Do đó, đây cũng là loại đồ uống cần tránh triệt để. Trà xanh hay trà sữa cũng cần hạn chế bởi có thể gây ra mất ngủ.

Thực phẩm nhiều cholesterol

Bệnh nhân sau khi điều trị Covid-19 không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, thịt đã qua chế biến, bánh quy, bánh ngọt, kem… Chúng có thể làm tăng nặng hơn các triệu chứng về huyết áp và tim, nhất là với những người có tiền sử tiểu đường, mỡ máu, tim, suy giảm nhận thức hay ung thư.

F0 hậu Covid cần tránh ăn gì?

Bạn cần tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Ảnh: lark heath

Thực phẩm chứa nhiều muối

Sau khi hồi phục, cơ thể cũng cần giảm lượng muối tiêu thụ vào cơ thể. Do đó, nên hạn chế ăn giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp, đồ biển, đồ khô hay thực phẩm muối chua… Ngoài ra, khi nấu ăn cũng cần giảm muối, đường, bột ngọt.

Thực phẩm gây dị ứng

Với những người có tiền sử dễ bị dị ứng, bạn cần tránh những loại đồ ăn nhạy cảm với cơ thể. Ngoài ra, không nên nghe theo lời khuyên trên mạng, ăn thử những loại thức ăn bổ nhưng chưa từng thử qua bởi rất dễ gây ra phản ứng với cơ thể.

Một số nguyên tắc ăn uống khác hậu Covid

F0 hậu Covid cần tránh ăn gì?

Những loại rau củ nên ăn hậu Covid. Ảnh: Myupchar

Về cơ bản, ăn uống hậu Covid cũng giống như khi đang nhiễm bệnh, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá và uống đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch. Để bồi bổ sức khỏe, bạn cũng có thể ăn thêm một số món ăn như tổ yến, đông trùng hạ thảo nếu cơ thể đáp ứng tốt. Ngoài ra, cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

– Ăn ít thịt, thay bằng cá, tôm cua. Nên ăn ít nhất ba bữa cá một tuần, ba quả trứng một tuần và uống thêm sữa 1-2 cốc một ngày.

– Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

– Ăn đủ bữa, nên chia nhỏ bữa ăn và thêm các bữa phụ vì hệ tiêu hóa có thể còn chưa hoạt động bình thường hoặc dễ gặp vấn đề rối loạn. Việc chia nhỏ bữa giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

– Nên ăn nóng, đồ ăn nên luộc, hấp hoặc nấu mềm để dễ nhai, nuốt.

– Nên ăn các loại đậu, đỗ và sữa chua

– Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, trong đó chất béo thực vật chiếm khoảng 35% tổng lượng chất béo trở lên.

– Nên ăn trái cây, rau củ nhiều màu sắc như đu đủ, dứa, dưa hấu, chuối, củ cải đỏ, táo, cà rốt, cà chua, súp lơ, bắp cải tím, cà tím… để đảm bảo cung cấp đủ các nhóm vitamin cho cơ thể.

– Những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, gout, huyết áp cao nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ.

Nguyên Chi

Theo: Ngôi sao

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.