Đừng lúc nào cũng luộc khoai lang, kết hợp với 3 loại thực phẩm này thì không “cao lương mỹ vị”; nào sánh bằng, đẹp da, giữ dáng lại thải độc tốt
Ăn nhiều khoai lang không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn cung cấp một lượng lớn vitamin E và A giúp dưỡng da, giữ dáng.
Bánh khoai lang hấp yến mạch vị thơm ngon, bổ dưỡng và vô cùng dễ ăn.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột mì 250g
- Khoai lang 150g
- Bột yến mạch 35g
- Đường 30g
- Mè đen 10g
- Trứng gà 1 quả
- Táo đỏ vài quả
Cách phổ biến nhất mà mọi người thường dùng để chế biến khoai lang là luộc hoặc hấp. Tuy nhiên, khoai lang luộc ăn mãi cũng chán và nhàm. Chỉ cần chịu khó dành thời gian một chút, khoai lang sẽ chế biến được thành rất nhiều món ngon và bổ dưỡng. Chẳng hạn như món bánh khoai lang hấp yến mạch.
Ngoài yến mạch, khoai lang khi kết hợp với mè đen và trứng thì càng bổ dưỡng. Nói không ngoa, món bánh khoai lang hấp này, từ trẻ con đến người lớn đều thích ăn, ăn mãi chẳng ngán tẹo nào!
Cách làm bánh khoai lang hấp yến mạch
1. Chuẩn bị
Cân sẵn các nguyên liệu theo công thức.
Ngay cả khi khoai lang luộc ăn thừa cũng có thể mang làm bánh hấp luôn rất tiện lợi. Khoai lang chín xong thì bỏ vỏ. Cho vào tô lớn, thêm đường.
Tán khoai thành bột nhuyễn ngay khi còn nóng hổi.
Để bột khoai tán nhuyễn nghỉ một xíu. Khi còn ấm thì cho thêm bột yến mạch, men nở, trứng gà, mè đen vào khuấy đều.
2. Nhồi bột và tạo hình
Cho từ từ bột mì vào tô khoai nghiền. Không đổ bột vào hết cùng lúc sẽ dẫn đến hỗn hợp bị khô.
Sau khi nhồi, khối lượng bột đã tăng lên đáng kể. Nhào kỹ bột sau đó chia khối đều.
Nhào bột thêm lần nữa để không khí thoát hết giúp bột dẻo hơn.
Sau khi chia nhỏ khối bột, vo tròn viên bột lại. Ấn dẹt, cán thành miếng bột tròn. Dùng nĩa ấn xung quanh mép bột. Cho nửa quả táo đỏ vào giữa. Ấn nhẹ vài lần.
Dùng dao hoặc nĩa cắt nhẹ giữa các khía. Ấn 8 lần mép bột sẽ có 8 cánh hoa. Dùng tay kẹp các mép bột để tạo thành cánh hoa.
3. Hấp bánh
Sau khi tạo hình xong, để bánh nghỉ trong nửa tiếng để bánh nở đều. Thêm nửa tiếng nữa thì bánh nở được kích cỡ vừa đủ. Cho vào nồi hấp. Hấp cách thuỷ chừng 15 phút.
Tắt bếp và ủ trong khoảng 5 phút. Lúc này, bánh khoai lang hấp yến mạch đã nở đều, xốp và sẵn sàng để thưởng thức.
Bánh khoai lang hấp yến mạch làm theo kiểu này vừa mềm vừa dai, không bị bở nát. Ăn rất đượm vị và thơm ngon.
Chúc bạn thực hiện thành công cách làm bánh khoai lang hấp yến mạch thơm ngon này nhé!
Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch
Khoai lang có khả năng ức chế tác dụng của cholesterol gấp nhiều lần các loại thực phẩm khác. Bởi vậy, những người có thừa cholesterol có thể bổ sung khoai lang vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Ngoài ra, khoai lang cũng chứa nhiều kali và ít natri nên giúp cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Nhờ đó khoai lang hỗ trợ giảm huyết áp.
Kiểm soát đường huyết
Khoai lang được mệnh danh là thực phẩm hàng đầu cho những người bị tiểu đường. Trong khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Đồng thời, khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể tiêu hoá chậm, đem lại cảm giác no lâu hơn. Nhờ đó, thực phẩm này giúp cải thiện bệnh tiểu đường.
Giảm viêm
Trong khoai lang có chứa nhiều choline – chất dinh dưỡng cực quan trọng giúp giấc ngủ ngon, giảm đau cơ và cải thiện trí nhớ. Đồng thời, choline góp phần duy trì cấu trúc màng tế bào, giúp cơ thể hấp thụ các chất béo và làm dịu các chứng viêm kinh niên.
Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Hàm lượng chất xơ có trong khoai lang giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hoá. Với lượng lớn chất xơ như vậy, khi bổ sung vào chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Đồng thời thúc đẩy đường tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C cùng các axit amin có trong khoai lang giúp kích thích nhu động ruột. Nhờ đó làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn, tránh đầy bụng, khó tiêu. Ăn khoai lang luộc là cách chữa táo bón hiệu quả.
Theo: Afamily
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.