TopTit.Com

Cúng rằm tháng 7 có cần đúng ngày? Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng 7

0 9

Nhiều người thắc mắc có nhất thiết phải cúng rằm tháng 7 đúng ngày? Cúng rằm tháng 7 trước có được không?

Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, ý nghĩa của ngày lễ Vu lan chính là ngày để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi con người chúng ta.

Vu lan chính là báo hiếu và không chỉ với cha mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ nhiều kiếp trước nữa, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và đền đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ. Đây là truyền thống nhắc nhở mỗi con người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Cúng rằm tháng 7 có cần đúng ngày? Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng 7

Trên thực tế, mọi người vẫn thực hiện cúng rằm tháng 7 theo niềm tin và điều kiện của mình. Không có ngày chuẩn cho việc cúng tổ tiên, cô hồn trong tháng 7 âm lịch.

Theo quan niệm dân gian, Quỷ môn quan được mở từ mùng 2/7 và đóng lại vào cuối ngày rằm. Vì vậy, về lý thuyết, chiếu theo quan niệm này, các gia đình có thể cúng từ ngày 2 đến 15.

Hiện nay, hầu hết mọi người đều bận rộn, do đó mỗi người đều thu xếp để lên kế hoạch cúng rằm tháng 7 vào ngày phù hợp nhất với lịch công việc của mình. Phần lớn mọi người chọn một ngày từ mùng 10 trở đi, các ngày 12, 13, 14 tháng 7 âm lịch thường có nhiều người làm lễ nhất. Nhiều gia đình chọn cúng vào ngày cuối tuần gần với rằm tháng bảy nhất.

Trong dịp cúng Rằm tháng 7, thường có ba mâm cỗ cúng là mâm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Chuẩn bị cúng rằm tháng 7, quan trọng nhất là sự thành tâm.

Chuyên gia gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:

Mâm cúng Phật

Nhiều gia đình chỉ cúng gia tiên và cúng chúng sinh, ai lễ Phật thì mới trình cúng Phật.

Mâm cúng Phật thường là đồ chay như hoa quả, nước lọc, bánh kẹo…

Mâm cúng thần linh và gia tiên

– Gà luộc

– Xôi trắng

– Chả giò rế

– Giò lụa

– Miến gà

– Canh sườn bí đao

Mâm cúng chúng sinh lễ vật

– Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

– Hoa quả (5 loại 5 mầu)

– 12 cục đường thẻ

– Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)

– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

– Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

– Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..

Bài khấn cúng Rằm tháng 7 theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy, kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Theo: 24h

Để Lại Bình Luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật thông tin.