TopTit.Com

Chè bà cốt – ấm lòng hương vị dân dã

2

Chè bà cốt với vị dẻo mềm của nếp cùng hương gừng ấm nồng sẽ giúp bạn xua đi cảm giác giá lạnh của những ngày cuối đông – đầu xuân này.

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Nguyên liệu:

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Để nấu chè bà cốt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

200g gạo nếp
280g đường phên hoặc đường hoa mai
40 – 50g gừng tươi
1 chút xíu muối

Cách làm:

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Gạo nếp vo sạch, để ráo.

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Đổ đường hoa mai vào nồi, thêm 800ml nước lạnh vào hòa tan đường.

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Đổ gạo nếp đã vo sạch vào nồi nước đường, ninh gạo. Bạn không nên khuấy chè quá nhiều sẽ làm nát hạt gạo, thỉnh thoảng đảo qua để tránh gạo nở bị bén nồi là được.

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Trong lúc ninh chè, gừng đem gọt vỏ, thái miếng rồi đem giã nhỏ. Cho chút nước vào gừng, lọc qua rây để lấy nước cốt.

Kiểm tra nồi chè thấy hạt gạo nở to thì từ từ đổ nước cốt gừng vào, vừa đổ vừa dùng đũa khuấy đều. Thêm một chút xíu muối cho món chè được đậm đà, bạn cũng nếm thử xem độ ngọt như vậy đã phù hợp với khẩu vị của gia đình mình chưa nhé! (6)

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Đậy vung lại, vặn nhỏ lửa và ninh tiếp chừng 10 phút nữa là được.

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã

Múc chè bà cốt ra bát, ăn nóng.

Chè bà cốt là món chè dân gian được nhiều người ưa thích vào những ngày lạnh. Vị nóng của gừng vừa giúp cho món chè thơm hơn cũng đồng thời tăng thêm tính ấm cho món chè mùa đông này. Món chè truyền thống sẽ được nấu với đường phên để có màu đẹp hơn nhưng đường phên lại có nhược điểm là ăn bị khé và hơi chua. Bạn có thể thay đường phên bằng đường hoa mai, tuy màu sắc bát chè không được đẹp bằng nhưng vị ngọt ngon của nó sẽ hơn “đứt” đường phên. Bạn có thể dùng chung chè bà cốt với xôi vò cũng rất hợp nhé!

Chè bà cốt - ấm lòng hương vị dân dã
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.