Câu chuyện quê hương qua món bánh xèo của Chef Tuyết Phạm
Đối với Chef Tuyết Phạm, bánh xèo không chỉ là đặc sản của quê hương miền Trung mà món ăn đó còn ẩn chứa những câu chuyện gắn liền với khoảnh khắc hạnh phúc gia đình.
Bánh xèo: Món ăn chơi gần gũi với người Việt khắp 3 miền.
Chẳng biết từ bao giờ và cũng chẳng thể lý giải chính xác câu chuyện: Miền Trung hễ mưa là đổ bánh xèo. Chef Tuyết Phạm chỉ nhớ rằng, nhà mình cũng như bao gia đình khác trong xóm, nhà nào cũng có vài cái chảo gang nhỏ dành đúc bánh xèo khi mùa mưa đến.
Cô nhớ như in cái cảm giác háo hức chờ mẹ gắp từng chiếc bánh xèo thơm lừng, nóng hổi ra đĩa. Mặc ngoài kia se lạnh, ầm ào dai dẳng gió mưa, trong nhà cả gia đình quây quần ấm cúng bên nhau, bên bếp lửa và đĩa bánh xèo. Bánh xèo gần như gắn liền với những giờ khắc đoàn viên như thế!
Giờ là mẹ hai con, Tuyết Phạm cũng muốn các con mình được trải nghiệm phần nào tuổi thơ tươi đẹp của cô và công thức bánh xèo của Tuyết Phạm cũng ra đời từ đó.
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm bánh xèo rất dân dã và dễ kiếm.
- Bột bánh xèo: 1 gói
- Tôm đất: 500 gr; Thịt heo ba chỉ: 300gr, Trứng gà: 1 quả
- Gia vị: hạt nêm, nước chấm cá cơm 3 Miền
- Các loại rau sống: lá hẹ, giá đỗ, cải con, rau húng, xà lách, chuối xanh, khế
- Chanh, ớt trái, tỏi
- Dầu ăn, Đậu phụng, Bánh tráng
Hướng dẫn chế biến
Sơ chế:
Bánh xèo chẳng thể thiếu những con tôm đỏ hồng nổi bật trên nền vàng ươm của bột bánh.
Bước 1: Pha bột bánh xèo tỉ lệ 3 nước 1 bột, nghĩa là ba vá nước thì một vá bột. Lưu ý: Khi hòa thì dùng vá múc lên thả xuống, thấy nước bột gạo chảy theo đường chỉ là được. Bỏ thêm vào hỗn hợp: bột nghệ, lá hẹ, 1 lòng đỏ trứng và chút muối.
Bước 2: Tôm rửa sạch, cắt râu, để nguyên vỏ, ướp chút hạt nêm 3 Miền.
Bước 3: Thịt heo cắt lát mỏng, ướp thêm chút nước chấm cá cơm 3 Miền.
Bước 4: Rửa sạch các loại rau sống; chuối, khế cắt mỏng và ngâm nước muối.
Công đoạn chiên bánh xèo
Đổ bánh xèo đơn giản, dễ làm cho cả những ai thực hiện lần đầu.
Bước 1: Làm nóng chảo chống dính, cho dầu ăn tráng đều chảo, cho thịt heo và tôm vào xào. 1 cái bánh xèo tương đương 4-5 con tôm đất, 2-3 lát thịt.
Bước 2: Khi tôm và thịt chín thì dùng vá múc một muỗng hỗn hợp nước bột gạo, một tay đổ vào, tay kia cầm cái chảo chao đều cho lớp nước bột gạo kín đầy chảo, kiểm tra chỗ nào còn thiếu thì có thể châm thêm nước bột.
Bước 3: Cho giá đỗ vào chính giữa bánh xèo, lấy nắp đậy chảo lại hạ lửa liu riu để ko bị cháy.
Bước 4: Sau khi bánh xèo bắt đầu chín, giá đỗ chín, mở nắp vung ra và cho lửa lên lớn chút. Có thể thêm chút dầu ăn để không bị cháy.
Bước 5: Kiểm tra khi thấy bánh xèo giòn rồi thì dùng đũa gập đôi bánh xèo lại, chỉnh lại lửa liu riu để bánh tiếp tục được làm giòn, sau đó gắp ra đĩa.
Trình bày
Bánh tráng, bánh xèo, cuộn lại cùng rau và dùng chung với nước chấm.
Pha nước chấm cho bánh xèo miền Trung
Bánh xèo mà thiếu nước chấm cá cơm 3 Miền pha với chanh, tỏi, ớt, đường, đậu phụng thì coi như mất đi linh hồn của món ăn.
- Tỏi, ớt, đậu phụng giã nhuyễn.
- Pha nước chấm: 2 vá nước chấm cá cơm 3 Miền + ½ vá đường + 1 vá nước sôi + 1 vá nước cốt chanh + tỏi + ớt + đậu phụng.
Công thức bánh xèo của chef Tuyết Phạm không chỉ tôn vinh một món ăn Việt dân dã mà tôn vinh cả một thứ gia vị truyền thống của dân tộc. Từng công đoạn nêm thêm nước chấm cá cơm 3 Miền đã làm nên linh hồn cho món bánh xèo – thức quà quê thân thuộc nhờ hương nước mắm dậy mùi dậy vị.
Bằng niềm đam mê và sự am hiểu về ẩm thực, Uniben không ngừng nghiên cứu hương vị của các món ăn truyền thống, tìm tòi và chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của các món ngon từ khắp 3 miền để mang đến những sản phẩm thơm ngon, mang tinh túy ẩm thực Việt.
Trong đó phải kể đến Nước chấm cá cơm 3 Miền với thành phần từ nước mắm cốt cá cơm nguyên chất; được đặc chế theo bí quyết riêng, cho ra đời nước chấm chuẩn vị truyền thống. Nước chấm 3 Miền có màu vàng nâu sóng sánh, mùi thơm dịu nhẹ, vừa ngon vừa tiện cho tất cả các món ăn từ kho – xào – nấu, cho đến dùng làm nước chấm mà không cần pha chế; giúp món ăn dậy vị, thơm ngon, đậm hương vị truyền thống, lại tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Nguồn: Afamily
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.