TopTit.Com

Cách nhận biết lê, mắc cọp Trung Quốc

3

Lê, mắc cọp Việt Nam khác rất nhiều so với hàng Trung Quốc cả về hình dáng, màu sắc và hương vị.

Phân biệt lê Việt Nam và lê Trung Quốc

Dọc khắp các cửa hàng hoa quả trên các phố các chợ tại Hà Nội thì lê là trái cây không bao giờ vắng mặt vào bất cứ mùa nào. Trong thực tế hiện nay, đây cũng là loại trái cây được nhập phần lớn từ Trung Quốc.

Nhiều người tiêu dùng tỏ ra dè chừng với lê vì cho rằng chúng rất rất độc hại.

Chị Nguyễn Thị Hương (Triều Khúc, Hà Nội) cho hay: “Mua hoa quả gì thì mua nhưng tốt nhất cứ cạch mặt quả lê ra vì nhiều lần mua về gia đình tôi đều không ăn được. Tôi còn nhớ có lần, mua 5 quả lê với giá 60 ngàn/kg. Trông bề ngoài rất to, vàng đẹp nhưng khi bổ ra thì bên trong giữa đã bị thối đen hết và bốc mùi hóa chất nồng nặc không thể ngửi nổi. Chồng tôi vẫn nói đấy là thuốc độc chứ không phải trái cây nữa”.

Còn chị Phạm Thị Na (Hoàng Minh Giám, Hà Nội) chia sẻ: “Năm ngoái, vào ngày giỗ bố, tôi mua hoa quả về thắp hương, trong đó có cả mấy quả lê. Khi lấy xuống không xem kĩ, một quả bị lăn vào phía trong góc ban thờ nên bị quên, nhiều lần chồng thắp hương nhưng không để ý. Phải đến 5 tháng sau trong một lần lau dọn lại ban thờ, tôi mới phát hiện ra quả lê bị bỏ quên trong góc.

Cách nhận biết lê, mắc cọp Trung Quốc

Lê Trung Quốc thường được bọc trong giấy xốp, cuống quả bao giờ cũng đã héo khô, bề mặt quả có nhiều chấm nâu, đen và để rất lâu hỏng.

Điều làm tôi bất ngờ là, dù thời gian đã rất lâu nhưng quả lê chỉ bị héo cuỗng, vỏ ngoài vẫn còn vàng trông như không có vẻ gì là bị hỏng hết. Bổ thử ra thì bên trong giữa thịt lê đã chuyển sang màu nâu đen, dẻo quánh. Và đặc biệt là có mùi rất đáng sợ, giống như thuốc trừ sâu vậy. Tôi nghĩ, nếu là lê bình thường thì chắc để vài ngày là đã bị thối rồi chứ làm sao trụ được lâu vậy nên chắc chắn họ phải tẩm thuốc bảo quản gì đó. Cũng từ đó mà tôi không bao giờ dám mua lê cho cả nhà ăn nữa”.

Theo anh N.T.A, chủ cửa hàng hoa quả tại một chợ trên địa bàn Hoàng Mai, Hà Nội thì lê Việt Nam thường được trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, thường có hoa vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu. Hơn nữa, lê Việt Nam cũng không có nhiều nên đa phần nhập từ Trung Quốc.

“Lê Trung Quốc được cái mẫu mã đẹp, giá thành rẻ lại bảo quản được rất lâu, chỉ bị héo cuỗng mà không bị thối nên không lo bị lỗ”, anh A. cho biết.

Để giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được lê Trung Quốc và lê Việt Nam chính hiệu, PV báo Phụ Nữ TP.HCM tìm đến cửa hàng hoa quả sạch của chị Nguyễn Ngọc Bích, trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) để được chia sẻ kinh nghiệm.

Chị Bích cho biết: “Trước hết, xét về hình dáng bên ngoài thì lê Trung Quốc mẫu mã rất đẹp, trông rất to, tròn, quả đều nhau nhưng lại nhẹ và không chắc tay. Khác với lên Trung Quốc, lê Việt Nam quả thon, dài, nhỏ hơn, mẫu mã không được đẹp bằng nhưng cầm rất chắc tay, có phần nặng hơn lê Trung Quốc.

Về màu sắc, lê Trung Quốc có màu xanh hoặc màu vàng tươi, da nhẵn mịn, căng bóng. Trong khi đó, lê ta thường có vỏ màu vàng đậm, da sần sùi, không bắt mắt bằng.

Khi ăn, lê Trung Quốc sẽ có vị ngọt đậm, ăn mềm, rất nhiều nước và không có mùi thơm đặc trưng. Lê Việt thì ăn rất giòn, ngọt nhưng vẫn có vị chua nhẹ và có mùi thơm dịu.

Một điều đặc biệt nữa là lê Trung Quốc thường để được rất lâu, có khi mấy tháng không hỏng. Khi thối sẽ bị thối từ bên trong ra, ít khi bị thối từ ngoài vỏ vào. Trong khi đó, lê Việt thì để ở ngoài sẽ nhanh hỏng như các loại hoa quả thông thường”.

Phân biệt mắc cọp Việt Nam và mắc cọp Trung Quốc

Mắc cọp hay còn gọi là quả lê rừng, hiện nay cũng là loại trái cây được nhiều người Việt ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là loại quả được nhập nhiều từ Trung Quốc.

Theo anh Nguyễn Đinh Hùng, một chủ cửa hàng hoa quả sạch khác trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) cho biết: “Mắc cọp có hai loại, một loại vỏ xanh và một loại vỏ nâu. Vào khoảng tháng 7 hàng năm sẽ là mùa thu hoạch mắc cọp.

Cách nhận biết lê, mắc cọp Trung Quốc

Mắc cọp xanh Việt Nam.

Mắc cọp của Việt Nam quả nhỏ, không đồng đều, da sần sùi và có màu đậm hơn mắc cọp Trung Quốc. Mắc cọp xanh sẽ có vị ngọt kèm theo đó là vị chua chua, chát chát nhẹ và có mùi thơm dịu.

Mắc cọp nâu có vị ngọt dịu nhẹ, vị thanh mát, khi ăn vẫn cảm nhận được vị chua nhẹ và có mùi thơm tự nhiên. Đồng thời, cả hai loại mắc cọp của Việt Nam khi ăn đều có cảm giác cứng, giòn và ít nước hơn mắc cọp Trung Quốc.

Cách nhận biết lê, mắc cọp Trung Quốc

Mắc cọp nâu Việt Nam.

Trong khi đó, mắc cọp Trung Quốc có màu nhạt hơn, da căng bóng, quả to phổng, đồng đều. Khi ăn có vị ngọt và đặc biệt là không cảm nhận được vị chua, chát và mùi thơm tự nhiên như mắc cọp Việt Nam”.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.