Bỏ ngay thói quen này nếu không muốn biến măng thành “thuốc độc”!
Măng là món ăn quen thuộc và được ưa thích trong bữa cơm của người Việt nhưng nhiều người có thói quen chế biến sai lầm đã biến măng thành thuốc độc”.
Nếu chế biến không đúng cách, măng sẽ biến thành “thuốc độc”
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, hiện nay nhiều gia đình có thói quen cực kỳ nguy hại khi ăn măng.
“Nếu cứ giữ thói quen này, mọi người sẽ biến măng thành thuốc độc”, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.
Luộc măng qua loa
Trong măng có độc tố cyanide. Độc tố này khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzyme của đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần.
Không ngâm nước trước khi dùng
Trong măng chứa chất HCN đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó. Đặc biệt chất HCN có thể gây chết người với liều lượng 50 đến 60mg, khi bị ngộ độc sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mỏi, liệt cơ, ngừng thở… Trong khi đó, mỗi cân măng chứa khoảng 230mg cyanide.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng độc tố này còn rất ít.
Chính vì vậy, để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng và phải thay nước liên tục.
Măng tươi ngâm dấm, ăn xổi
Nhiều người có thói quen ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy vậy, do độc tố trong măng gây hại cho sức khỏe nên măng ngâm dấm chưa đủ thời gian – măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì có thể gây ngộ độc.
Mới đun sôi đã ăn
Để tránh ngộ độc, khi nấu măng phải đun thật kỹ trước khi ăn.
Mua hàng không rõ nguồn gốc
Không những bản chất của măng có độc tố, người tiêu dùng ăn phải măng không có nguồn gốc, không có nhãn mác thì nguy cơ măng tẩm hóa chất là rất lớn.
Hướng dẫn cách chọn măng:
Khi mua măng nên chọn những sản phẩm được đóng gói cẩn thận có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và bán ở những nơi có uy tín.
Với măng tươi, khi mua nên ngửi mùi măng cảm thấy mùi thơm dịu của măng chưa qua chế biến, tẩm ướp, không nên chọn măng quá trắng, màu măng vàng nâu, sờ vào không bị dính tay, có những đường vân.
Với măng khô nên chọn măng không có mùi lạ hoặc mùi SO2 nếu sấy bằng lưu huỳnh. Còn măng có ngâm hóa chất thường bắt mắt, bóng bẩy, màu vàng giả tạo hoặc màu vàng không thật tự nhiên.
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.