Ăn thịt vịt nhất định phải biết điều này: 1 trong 4 nhóm người sau đây tốt nhất không nên ăn
Phần da cổ, phao câu vịt nhiều chất béo, hơn nữa phần này nếu không được làm sạch kĩ sẽ rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Đối với những ngày thời tiết nóng nực thì thịt vịt được xem là một trong những lựa chọn sáng suốt. Ưu điểm lớn nhất của thịt vịt là cung cấp đủ protein, làm mát cơ thể, lại dễ ăn, dễ chế biến, giá thành rẻ. Các món chế biến từ vịt phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt gồm: vịt om sấu, vịt nấu canh măng, vịt luộc…
Để tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo hãy ăn thịt theo cách sau:
– Không nên ăn nhiều phần da cổ, phao câu vịt, bởi vì phần này nếu không được làm sạch kĩ sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho sức khỏe.
– Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
– Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
– Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.
Ngoài ra, nếu thuộc nhóm người sau đây nên hạn chế ăn thịt vịt:
Người bị bệnh gout
Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người có hệ tiêu hóa kém, thể chất yếu
Trong Đông y, thịt vịt mang tính hàn nên những người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa kém không nên ăn thường xuyên. Việc ăn vịt có thể gây suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch… Do đó, nếu không muốn cơ thể dễ bị nhiễm lạnh thì nên từ chối thịt vịt.
Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp trong bữa ăn của những người mới phẫu thuật xong. Nếu người bệnh vừa phẫu thuật đã ăn thịt vịt thì vết mổ có thể bị sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ nghiêm trọng.
Người đang bị ho
Khi bị ho thì cần kiêng ăn đồ có chất tanh vì dễ gây khó thở. Mùi tanh từ thực phẩm sẽ sinh ra kích ứng, gây ho nặng hơn. Vì vậy, những người đang bị ho cần tránh xa thịt vịt.
Theo 24h