Có một món chè tuyệt ngon lại giúp chị em dưỡng nhan, thanh lọc cơ thể và bảo vệ sức khỏe
Chỉ là một món chè vô cùng giản dị, quen thuộc với bao người nhưng những tác dụng của nó tới sức khỏe và sắc đẹp của chị em thì thực sự đáng chú ý đấy!
Điểm danh các lợi ích tuyệt vời của từng nguyên liệu trong món chè này nhé:
Đậu xanh có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nổi bật là hàm lượng protein dồi dào (tương đương lượng protein trong thịt). Đậu xanh nấu cùng với cơm sẽ cung cấp tinh bột lẫn protein cho cơ thể. Vitamin K trong đậu phối hợp với Canxi, giúp xương chắc khỏe và giảm đau nhức.
Theo một bài báo đăng tải năm 2008 trên tạp chí chuyên về da liễu của Ấn Độ, gel nha đam chứa vitamin A, C và E đóng vai trò như chất chống oxy hóa – các chất giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do rất có hại vì chúng là nguyên nhân gây tình trạng lão hóa và bệnh ung thư.
Ngoài ra, nha đam còn chứa vitamin B-12 và axit folic (folate). Gel nha đam là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, magiê, crom, natri, đồng, kẽm và selen. Chính các chất khoáng này giúp cho các tế bào enzyme luôn khỏe mạnh và giúp cho hoạt động chuyển hóa diễn ra tốt hơn.
Phổ tai là loại rong sống dưới biển, phổ tai có mùi hương rong biển đặc trưng, không tanh như nhiều loại rong biển khác. Theo tư liệu y học, phổ tai là nguyên liệu vừa thanh nhiệt, lợi tiểu lại vừa có tác dụng cầm máu, cải thiện các loại bệnh về huyết áp cao; sơ cứng động mạch…
Cách nấu chè
Đậu xanh chọn loại còn nguyên vỏ, nguyên hột hoặc cà đôi. Ngâm đậu trong khoảng 2 tiếng, thêm ít muối và nước cốt chanh.
Phổ tai ngâm với nước trong 15 phút, cho ít đá để phổ tai dai, giòn. Sau đó rửa lại với nước sạch.
Phổ tai khô sẽ có bột trắng bám đặc trưng. Sau khi ngâm sẽ chuyển sang màu hơi nâu
Nha đam gọt hết vỏ xanh để không đắng. Lấy phần thịt trắng, cắt hạt lựu vừa ăn. Ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó xả lại nước sạch nhiều lần cho hết đắng. Mình thường dùng nước đá rửa cho mau hết nhớt.
Bắc nồi nước và cho đậu xanh vào, không cần chờ nước sôi.
Khi đậu mềm, hơi nhừ thì cho nha đam vào nấu. Khi nha đam trắng trong cũng là lúc đậu xanh nhừ đều. Bạn cho đường phèn vào (lượng đường tùy khẩu vị).
Đậu xanh có tính mát, giúp giải nhiệt nên món chè từ đậu xanh nức tiếng ở các vùng theo những cách chế biến rất khác nhau.
Nước cốt dừa là đặc trưng văn hóa ẩm thực của vùng miền Tây Nam Bộ. Chè đậu xanh cốt dừa cũng từ đó mà ra. Người miền Tây nấu đậu xanh đến khi chín nhừ, thì chế nước cốt dừa vừa nấu nóng hổi, ăn cùng với mấy cọng bột khoai màu mè dai giòn, sần sật.
Chè đậu xanh đánh của vùng đất cố đô Huế mang một dáng dấp khác. Đậu xanh nấu với đường phèn đến khi mềm thì dùng muôi lớn đánh cho nát mịn đậu, nồi đậu cứ sôi còn tay người nấu thì cứ tán, tán cùng ít sữa đặc cho béo thơm. Đến khi chè sền sệt lại là được. Khi ăn chè thì cho thêm ít dừa nạo, đậu phộng, ít đá nữa rồi khấy đều mà ăn.
Đi ngược vào Quảng Nam thì chè đậu xanh đánh này, đem ăn chung với thập cẩm các thứ, nào là đậu ngự, đậu đen, thạch dừa, sương sáo, dừa khô… Bạn thích ăn gì thì cứ nói chủ quán, không kén chọn nguyên liệu ăn chung với đậu xanh, đơn giản mà thập cẩm vậy đó. Nên người Quảng gọi là chè đậu xanh thập cẩm.
Nguồn: Afamily