4 món ăn cực phù hợp trong mùa hè, vừa giải nhiệt lại bảo vệ tim mạch vô cùng tốt
Thời tiết nóng nực vào mùa hè là một trong số những nguyên nhân khiến chức năng tiêu hóa của con người yếu đi rất nhiều. Chính vì vậy, việc ăn gì vừa mát lại bổ dưỡng được rất nhiều người quan tâm.
1. Canh nấm- khổ qua
Nguyên liệu: Mướp đắng, nấm sò, nấm hương, hạt tiêu, hành lá, gừng và tỏi thái lát, chanh, muối tinh, rượu nấu ăn, bột súp gà, dầu lạc.
Cách làm: Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt thái thành từng lát mỏng. Nấm sò và nấm hương sau khi rửa sạch thì xé thành từng miếng nhỏ. Đun sôi nước, nhỏ vào đó vài giọt dầu lạc và nêm chút muối tinh, chần nhanh mướp đắng và nấm đã chuẩn bị, sau đó vớt ra và ngâm vào nước đá. Đun nóng chảo, cho hành, gừng, tỏi vào phi thơm sau đó thêm rượu nấu ăn, bột súp gà, muối tinh và tiêu cùng một chút nước đun sôi. Tiếp tục cho nấm và mướp đã ngâm vào đun cùng. Sau khi nấm và mướp đã chín, đổ ra tô và rắc thêm hành lá nhỏ lên trên.
Nước súp của món ăn này có màu trắng kem với hương vị thơm ngon, thanh mát. Các alkaloid có trong khổ qua có chức năng kháng khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt, phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân.
2. Vịt hấp cùng gạo nếp và lá sen
Nguyên liệu: Thịt vịt, lòng lợn, nấm đông cô, măng, ngó sen, gạo nếp, hành lá, gừng, rượu nấu ăn, nước tương, dầu hào, muối tinh, đường, tiêu trắng, dầu mè, lá sen.
Cách làm: Thịt vịt rửa sạch, nấm đông cô, măng, hành lá và gừng cũng rửa sạch và băm nhỏ. Gạo nếp ngâm nở và ngó sen cắt khúc vừa ăn. Cho thịt vịt vào bát tô, thêm rượu nấu ăn, nước tương, dầu hào, hành lá, gừng, muối tinh, đường, tiêu cùng thịt lợn băm, nấm hương, măng khii và gạo nếp đã chuẩn bị trộn đều. Sau đó gói bằng lá sen, cho vào nồi hấp trên lửa lớn đến khi chín tới.
Hương thơm của lá sen quyện vào thịt vịt mềm ngọt, kết hợp với độ dẻo ngon của gạo nếp mang đến một trải nghiệm ẩm thực vô cùng tuyệt vời. Các axit béo có trong thịt vịt giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngoài ra thịt vịt rất giàu niacin, là một trong hai coenzyme quan trọng có tác dụng bảo vệ tim mạch. Bên cạnh đó, loại thịt này còn có tính hàn, có thể dưỡng ẩm ngũ tạng và bồi bổ dạ dày.
3. Canh tôm bầu
Nguyên liệu: Bầu, đậu xanh tươi, lòng trắng trứng, gừng, hành lá, rượu nấu ăn, bột súp gà, muối tinh, tiêu trắng.
Cách làm: Bầu gọt bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn. Thịt tôm rửa sạch, thái miếng nhỏ ngâm với rượu nấu ăn, lòng trắng trứng, muối tinh và hạt tiêu. Cho nước vào nồi đun sôi, tiếp tục cho tôm vào luộc chín rồi vớt ra để ráo nước. Thêm vào nồi súp gà, rượu nấu ăn, hành lá, đậu xanh, nước gừng, bầu vào đun đến khi hỗn hợp sệt lại. Nỏ tôm vào đảo qua và đổ ra bát thưởng thức.
Bản thân bầu không chứa chất béo lại ít calo nên rất tốt trong việc ngăn ngừa béo phì. Ngoài ra, nó còn có vị ngọt nhẹ, thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, giảm cẳng thẳng, đặc biệt thích hợp dùng vào mùa hè.
4. Bạch quả trộn rau đắng
Nguyên liệu: Bạch quả, rau đắng, ớt đỏ, nấm, chanh, tỏi, muối tinh, đường, dầu mù tạt.
Cách làm: Bạch quả chần nhanh qua nước sôi. Rau đắng rửa sạch để ráo rồi thái nhỏ. Ớt, nấm và tỏi rửa sạch và băm nhỏ. Cho các nguyên liệu trên vào bát, thêm muối tinh, đường, dầu mù tạt, vắt thêm một chút chanh, trộn đều và bày ra đĩa.
Món ăn này có đủ vị chua, cay, ngọt, đắng. Bạch quả giàu protein và nhiều caroten, có tác dụng bổ phổi, làm dịu cơn hen suyễn. Rau đắng có thể thanh nhiệt, mát huyết, có tác dụng nhất định đối với bệnh viêm gan truyền nhiễm vàng da cấp tính, ly trực khuẩn cấp, viêm phế quản mãn tính.
Theo 24h