4 loại cây dễ tìm dễ mua này có thể vò nhanh vài lá pha trà uống, vừa thanh nhiệt giải độc, vừa giúp tăng đề kháng
Thực vật tồn tại trong tự nhiên có vô vàn kiểu loại lẫn hương sắc. Trong đó, có một số loại cây trồng quanh nhà hoặc có thể tìm mua dễ dàng ngoài chợ. Ngoài việc làm rau thơm, gia vị, các cây này có tác dụng rất lớn với sức khỏe.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Trà bạc hà tươi Bạc hà tươi, nước, mật ong
- Trà rau húng tươi Rau húng tươi (húng quế, húng lủi, húng chanh, húng tây tùy thích), nước, mật ong hoặc si rô cây phong
- Trà kim ngân hoa Kim ngân tươi hoặc khô, nước, mật ong
- Trà lá dâu tằm tươi Lá dâu tằm tươi, có thể dùng thêm lá sen, mật ong, nước, chanh vàng
Nếu không có sân thượng hoặc vườn rộng để trồng cây ăn quả, rau xanh thì một vài chậu thảo mộc nhỏ xinh đặt nơi góc bếp, bậu cửa sổ có thể là gợi ý tuyệt vời cho chị em. Một số loại thực vật này có thể dùng lá, vò nhanh để pha chế thành trà thảo mộc, mang lại tác dụng bất ngờ cho cơ thể.
Cách pha trà thảo mộc tươi thanh nhiệt, giải độc
1. Trà bạc hà tươi
Trà bạc hà có thể coi là một loại trà thảo mộc phục hồi sức khỏe được pha chế rất đơn giản. Chỉ với nước sôi và vài lá bạc hà tươi được vò nhẹ! Bạn sẽ có một thức uống giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.
Có thể nhiều người không đánh giá cao thức uống này. Bởi chúng chỉ cần hai thành phần đơn giản là bạc hà tươi và nước.
Để pha một cốc trà bạc hà tươi chỉ cần rửa sạch vài lá bạc hà. Đun nước sôi. Vò nhẹ lá bạc hà cho vào cốc. Chế nước sôi vào đợi trong khoảng 5 phút. Và thưởng thức.
Nếu bạn thích uống ngọt, có thể thêm mật ong hoặc si rô cây phong để món trà tròn vị hơn. Vị the the kích thích khứu giác hòa với vị ngọt nhẹ của mật ong sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu ngay lập tức.
2. Trà rau húng tươi
Húng quế, húng lủi cũng là một loại rau thơm được sử dụng nhiều trong bữa ăn của người Việt. Loại thảo mộc tươi này sẽ mang đến cho tách trà của bạn một hương vị dễ chịu và tinh tế. Ngoài hai loại húng trên, bạn có thể dùng húng chanh. Tuy nhiên húng chanh dùng nhiều dễ bị đắng và hương thơm cũng có sự khác biệt. Hãy thêm một vài lát chanh vàng để tách trà thêm hoàn hảo.
Bạn có thể thực hiện trà húng quế bao gồm túi trà đen, húng quế tươi và vài lát chanh. Đun sôi nước. Rửa sạch rau húng. Dùng thìa gỗ nghiền nhẹ chanh và húng quế, đặt vào cốc. Cho túi trà đen vào cốc, đổ nước sôi vào. Đợi trong 5 phút và thưởng thức.
Bạn có thể dùng loại húng quế tây (basil) để hương vị “chill” hơn. Qua đó, có thể cảm nhận được sự khác biệt với húng quế Việt Nam.
3. Trà kim ngân hoa
Kim ngân hoa là một loại cây cảnh mang nhiều giá trị phong thủy. Ngoài ra, chúng cũng là vị thuốc quý trong Đông Y.
Nếu không trồng cây tươi, kim ngân hoa có thể mua được dễ dàng ở các cửa hàng. Kim ngân hoa khô để được lâu, có thể dùng pha trà bất cứ lúc nào nếu không có hoa tươi.
Kim ngân hoa có tính hàn, vị đắng, ngọt, không độc. Chúng có tác dụng nổi tiếng là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Bởi vậy, chị em gan nóng, dễ nổi mụn có thể sử dụng trà kim ngân hoa giúp da dẻ sáng hơn. Ngoài ra, chị em có thể dùng trà kim ngân hoa hạt sen để dưỡng nhan.
Hoa kim ngân tươi rửa sạch. Sau đó, ủ với nước nóng vài phút là có thể uống được.
4. Trà lá dâu tằm tươi
Cây dâu tằm là loại cây dân dã, quen thuộc ở nhiều vùng quê Việt Nam. Ở thành phố lớn có thể ít bắt gặp. Bởi vậy, nếu có điều kiện, bạn nên trồng một cây dâu nhỏ, dùng lá để pha trà cũng rất có lợi.
Uống nước quả dâu tằm có tác dụng giải nhiệt, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tinh thần mệt mỏi, khó ngủ cũng có thể dùng lá dâu tằm để pha trà uống. Trà lá dâu tuy không “sang chảnh” nhưng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe.
Trà lá dâu tằm chữa mất ngủ và làm đẹp da. Cách pha trà dâu tằm tươi cũng rất dễ. Bạn có thể kết hợp với lá sen khô và mật ong để tăng thêm phần công dụng.
Cách thực hiện trà lá dâu tằm tươi: Rửa sạch lá dâu tằm, đun sôi nước, cho lá dâu vào. Khoảng 5 phút thì đổ ra cốc. Thêm mật ong nếu thích.
Chúc chị em thành công với những cách pha trà thảo mộc thanh nhiệt, giải độc này nhé!
Theo: Afamily
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.